1. Người cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi tiền được không ?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền và các vấn đề liên quan đến lãi suất, vay nặng lãi theo quy định pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Điều 280 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về mức lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Thưa luật sư, Bạn tôi cần số tiền 30 triệu đồng để mua ôtô, tôi đã đi vay của người khác giúp bạn tôi với lãi suất 3000đồng/ngày/1 triệu (tôi là người vay và ký hợp đồng vay). Tôi đã đưa số tiền đó cho bạn tôi và hứa 1 tháng sẽ trả lại. Quá thời gian trên bạn tôi không trả tôi phải bỏ tiền túi ra để trả số tiền vay cả gốc và lãi. Sau đó bạn tôi thỏa thuận với tôi viết giấy vay tiền giống như tôi đã vay của người khác (bạn tôi vay tôi) và hứa 1 tháng sẽ trả. Đến nay đã quá 4 tháng không trả lại cho tôi. Tôi đã đến nhà hỏi nhiều lần, bạn tôi thách kiện vì tôi cho vay nặng lãi. Tôi xin hỏi luật sư, tôi có kiện bạn tôi được không? Nếu được thì nộp đơn ở đâu ạ?

=> Lãi suất là 3.000/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất là 0,3%/ngày. Mà lãi suất cho vay tối đa trung bình một ngày sẽ là: 0,0375%/ngày. Lúc này bạn chỉ cho vay với lãi suất vượt quá mức lãi quy định chứ chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi. Bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

"3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
... Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay."

Bạn vẫn có thể khởi kiện bạn bạn vì đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có cho một người trong công an vay với số tiền 30 triệu. Người đấy hẹn 1 tháng trả em, đến ngày e gọi đòi thì họ bảo với e là ko trả và thách em đến cơ quan. Em đến cơ quan thì gặp chỉ huy trực tiếp của người đấy và trình báo vụ việc. Nhưng người đấy lại hẹn em 1 tháng tiếp trả, đến hẹn em gọi họ lại bảo 10 ngày sau và mãi không có. Vậy người đấy phạm tội gì?

=> Người này hiện nay có thể chưa có khả năng thanh toán nợ cho bạn. Nếu bạn có bằng chứng chứng minh người này có yếu tố lừa đảo, bỏ trốn, không nghe điện thoại của bạn... thì bạn mới có thể khởi kiện người đấy về tội hình sự. Nếu người đó không phạm tội bạn có thể khởi kiện người ấy theo hình thức dân sự là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Thưa luật sư, Bố tôi có vay 30 triệu của ngân hàng NN nhưng giờ bố tôi đã chết. Hiện tại đã đến thời hạn trả gốc(vốn) nhưng gia đình tôi mới chạy chữa cho bố hơn hai năm nay giờ bố tôi ra đi và hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn chưa thể trả được... luật sư có thể cho tôi biết tình huống xấu nhất không ạ?

=> Vì bố bạn là người đứng ra vay tiền của ngân hàng nên nghĩa vụ trả nợ là của riêng bố bạn. Nếu bố bạn có di sản để lại thừa kế thì những người thừa kế phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu hết di sản mà khoản nợ vẫn chưa hết thì bạn và những người thừa kế còn lại cũng không có trách nhiệm phải trả nợ.

Thưa luật sư, Tôi có vay hộ bạn tôi 50triệu đồng, bạn tôi viết giây với nội dung như sau. cách đây 2 tháng bạn HTKQ có vậy cho tôi 50 triệu để giải quyết việc riêng. tôi sẽ thu xếp trả trong 1đến 2 tới. hết 2tháng rồi mà ko trả, ko nghe điện thoại. xin hỏi luật sư, giấy vậy như vậy có hợp pháp không . tôi có khởi kiện được không?

=> Giấy vay nợ viết tay không có công chứng vẫn có giá trị pháp lý. Hiện nay người này có dấu hiệu trốn tránh, không nghe điện thoại của bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thưa luật sư, Nhà tôi có 2 chị em,tôi lấy chồng về nhà chồng ở còn chị tôi ở chung với ba mẹ tôi. Ba má tôi có số vốn 200 triệu đồng để dành đi cố nhà để ở do ba mẹ tôi không biết chữ nên đã nhờ chị tôi đứng ra làm giấy tờ cố nhà với số tiền 200 triệu do chị tôi đứng tên. Chị tôi đã vay mượn tiền của chính người cho cố nhà đó số tiền gốc lẫn lãi là 200 triệu nay chủ nhà không cho ba mẹ tôi ở đuổi ra khỏi nhà và không trả lại số tiền 200 triệu xin hỏi luật sư ba mẹ tôi có thể kiện lấy lại 200 triệu không? Số tiền 200 triệu là tiền của ba mẹ tôi có rất nhiều người làm chứng là của ông bà chứ không phải của chị tôi, xin luật sư bây giờ tôi phải làm sao đây? Chị tôi giờ đã trốn không biết đi đâu

=> Vì hiện nay số tiền 200 triệu là do chị bạn đứng tên với người cho thuê nhà nên chị bạn có nghĩa vụ trả lại cho chủ nhà. Còn đây là số tiền riêng của ba mẹ bạn thì ba mẹ bạn phải có đầy đủ bằng chứng, nhân chứng chứng minh về tiền của mình thì mới có thể đòi lại được từ người chủ nhà.

Thưa luật sư, xin hỏi: chồng em ba năm trước làm doanh nghiệp có vay tín dụng mấy ngân hàng.Nhưng ba năm nay bị thất nghiệp,không có công việc ổn định.Các ngân hàng gửi giấy đòi nợ,tính lãi lên tới hơn một trăm triệu.Chồng em cũng rất muốn thành toán nợ nần với ngân hàng nhưng ngân hàng lại không chốt nợ gốc,mà tính lãi nhiều như vậy thì chồng em lại nợ 3 ngân hàng làm sao có đủ tiền để trang trải.Ngân hàng nói nếu không thanh toán sẽ khởi kiện ra tòa.Còn em làm giáo viên mầm non công lập,họ cũng đã gửi giấy báo đòi nợ về trường em. ?Vậy luật sư cho em hỏi,chồng em nợ như vậy có ảnh hưởng gì đến em không? và nếu bị ra tòa liệu chồng em sẽ bị xử ra sao. vợ chồng em có phải thành toán tất cả tiền lãi đó không ạ?

=> Bạn cần xác định được đây là khoản nợ riêng của chồng bạn hay khoản nợ chung của cả hai vợ chồng. Nếu đây là khoản nợ riêng của chồng bạn thì chỉ chồng bạn có nghĩa vụ trả tiền chứ không ảnh hưởng đến bạn. Nếu bị khởi kiện tại Tòa án thì chồng bạn có thể bị kê biên tài sản để thu hồi cả nợ gốc và lãi theo quy định pháp luật.

2. Vay lãi với lãi suất 0,7%/ ngày có hợp pháp không ?

Kính chào Luật Sư, Em đang vay của 1 người với số tiền là 320 triệu đồng , hiện phải trả lãi ngày là : 2.240 .000 đồng ngày (0,7% ngày ) . Số tiền này em vay không phải cao như vậy mà được đôn lên nếu có những lần thiếu không góp đủ . Mỗi ngày họ đều qua thu , tới hôm nay thì số tiền em vay đã phải trả từ tháng 1/2015 đên nay , hiện tại em không còn khả năng chi trả nữa. Mặc dù em đã van xin đủ điều , thậm chí em có ý định bán thận để trả nợ , giờ em vô cùng kiệt sức mà ko biết phải nên cầu cứu ai có thể giúp được mình. Em sợ lắm , đã bao lần em muốn tìm lấy cái chết . Em có người làm chứng và có cả những tin nhắn đóng qua lại với họ mỗi ngày . Có clip và ghi âm họ nữa . Nhưng họ từng là trùm khét tiếng cho vay , nên giờ kính mong cho em lời khuyên là em phải làm cách nào ạ . Em còn 2 con rất nhỏ ( 9 t và 7 t ) giờ họ uy hiếp em mỗi ngày đó ạ . Thậm chí em chỉ trốn mà không dám đi đâu ạ . Kính mong giúp em được không. Em chân thành cảm ơn!

Vay lãi với lãi suất 0,7%/ ngày có hợp pháp không ?

Luật sư tư vấn về mức lãi suất theo luật dân sự: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm theo điều 1 của Nghị quyết 2868/NQ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam:

Điều 1. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Như vậy, mức lãi suất là do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Căn cứ vào quy định tạiĐiều 201 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH Bộ luật Hình sự quy định về Tội cho vay lãi nặng như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất154 quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như đã phân tích ở trên thì mức lãi suất hiện tại bạn đang vay gấp 18,92 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định, tức lớn hơn 10 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật dân sự quy định nên hành vi cho vay của người mà bạn đã vay có thể cấu thành tội cho vay lãi nặng và mức phạt đối với loại tội này có thể là phạt tiền hoặc phạt cải tạp không giam giữ đến một năm. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình bên nên gửi đơn tố giác đơn cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, như bạn có đề cập thì người cho bạn vay tiền là " trùm khét tiếng cho vay" nên khi có đơn gửi đến cơ quan chức năng thì bạn cũng nên thận trọng.

3. Cho vay lãi suất 2000đ/triệu/ngày có đòi được nợ không ?

Kính gửi: Luật sư Minh Khuê, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Vào tháng 7/2015 tôi có cho một anh bạn mượn số tiền là 900 triệu đồng, khi vay mượn có viết giấy vay tiền, nhưng lúc giao tiền tôi lại không có mặt mà thông qua em trai tôi. Anh bạn tôi nhận tiền và có ghi vào giấy vay là “mục đích vay cá nhân và đã nhận đủ số tiền” rồi ký tên và lăn tay vào đó.

Thời gian vay là 10 ngày, lãi suất thỏa thuận 2000đ/triệu/ngày, tuy nhiên trước đó anh ấy nói với tôi sử dụng tiền vào mục đích đáo hạn ngân hàng cho người ta để kiếm thêm thu nhập cho gia đình không phải vay để sử dụng cá nhân. Tuy nhiên hơn một tháng tôi không nhận được tiền lãi như đã thỏa thuận trước đó, tôi đến nhà đòi cũng không nhận được tiền gốc. Hết thời hạn vay do không nhận được tiền tôi đã đến nhà yêu cầu anh bạn trả nợ nhưng anh bạn tôi vừa ly hôn vợ và anh này hiện đã nghỉ việc ở ngân hàng. Quá bức xúc tôi đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết khoản nợ của tôi trong vụ án ly hôn của vợ chồng anh này. Trong quá trình làm việc chị vợ anh ấy khẳng định không biết gì về khoản tiền mà anh ấy mượn tôi và không đồng ý trả vì cho rằng chị không mượn cũng như không biết về khoản nợ mà anh chồng mượn của tôi. Anh chồng cũng khẳng định chị vợ không biết đến khoản nợ của tôi. Tòa án đưa vụ án ra xét xử và chỉ chấp nhận yêu cầu của tôi là buộc anh này trả nợ cho tôi còn chị vợ không liên quan.

Thưa luật sư, Tòa án quyết định như vậy có đúng không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn !

Cho vay lãi suất  2000đ/triệu/ngày có đòi được nợ không?

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn vợ, chồng có tranh chấp về nghĩa vụ của tài sản đối với người thứ 3 thì sẽ áp dụng quy định tại điều 27, 37 và 45 luật này:

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết".

Theo quy định tại điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng thì các nghĩa vụ sau đây sẽ dùng tài sản chung của cả hai để giải quyết:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Vì vậy theo dữ liệu bạn đưa ra, hai bên đều đã chứng minh số tiền không liên quan đến việc chi tiêu sinh hoạt gia đình mà là chi tiêu sinh hoạt cá nhân nên việc chị vợ không có nghĩa vụ trả nợ cho khoản nợ trên là đúng theo pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định tại điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình về trách nhiệm liên đới của vợ chồng:

"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Trong trường hợp này,chị vợ không biết về việc chồng mình có vay tiền củ bạn (nghĩa là không có sự thỏa thuận giữa 2 vợ chồng về việc vay nợ và sử dụng số tiền này) và việc vay tiền của của anh chồng cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại điều 24, 25, 26 Luật HN&GĐ2014 nên tài sản chung của vợ chồng sẽ không được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba theo quy định tại điều này. Như vậy anh chồng phải chịu trách nhiệm về khoản vay bằng phần tài sản riêng của mình."

Theo thông tin bạn đưa ra thì đây là hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Tại Điều 468 quy định lãi suất trong giao dịch dân sự như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Căn cứ vào quy định trên bạn có thể đối chiếu với mức cho vay của mình để điều chỉnh mức lãi suất theo quy định của pháp luật, nếu bạn cho vay với mức lãi suất cao hơn quy định đến mức phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đã được nêu ở các bài viết trên.

4. Cho vay với lãi suất 8%/ 1tháng có phạm luật không ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Năm ngoái tôi có cho 1 người bạn vay tiền để kinh doanh với số tiền: 1 tỷ lãi suất 8% 1 tháng. Hiện tại, người bạn tôi không trả tiền gốc và lãi cho tôi, họ quay sang nộp đơn tố cáo tới công an vì tôi cho vay với lãi suất cao? Trường hợp của tôi có đủ yếu tố cấu thành nên tội cho vay nặng lãi hay không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của tôi. Tôi xin cảm ơn.

Cho vay với lãi suất 8% 1 tháng có phạm luật không ?

Tư vấn mức phạt với hành vi cho vay nặng lãi, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Hành vi cho vay nặng lãi:

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự đã được trích dẫn ở các bài viết trên thì mức lãi suất tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, lãi suất một tháng là 1,67%, với mức lãi suất cho vay như bạn cung cấp là 8%/tháng là vượt quá mức lãi suất theo quy định, với hành vi cho vay lãi cao như vậy, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi cao hơn lãi quy định trong dân sự. Cụ thể quy định tại Điều , Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Tư vấn giùm em về lãi suất 6% tháng

Xin chào luật sư. Đầu năm Bố tôi có đem thế chấp 1 quyền sử dụng đất lấy 80tr đồng với lãi suất 6%/tháng. Đến giờ lãi đã lên đến 55tr. Bây giờ họ ép tôi phải ký giấy nợ 135tr đồng không lãi,và không có hạn trả Vậy trường hợp tôi kiện bên cho vay thì tôi có phải đóng số lãi 55tr không? Mong luật sư tư vấn giùm.

Luật sư tư vấn thủ tục xóa án tích theo luật ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về lãi suất gọi: 1900.6162

Trả lời:

Tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các bên được quyền thỏa thuận lãi trong giao dịch dân sự nhưng khoản lãi không được vượt quá 20%/năm. Với hành vi của bạn là cho vay với khoản lãi là 6%/ tháng(tức là một năm lãi suất sẽ là 72%) vượt hơn gấp 4 lần mức lãi suất của Bộ luật dân sự quy định. Với hành vi này của bạn chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này:

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

"3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
... Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay."

6. Vay họ lãi suất cao không có khả năng chi trả thì có phạm tội gì không ?

Chào luật sư, Trong thời gian vừa qua tôi do kinh doanh thua lỗ nên đi vay lãi cao dưới hình thức vay họ. Tức là vay 10tr tôi chỉ nhận đc 8tr và phải góp trả trong 50 ngày mỗi ngày 200 nghìn đồng. Nhưng khi viết giấy vay tiền họ bảo tôi viết giấy nhận tiền đặt cọc mua xe máy. Trường hợp của tôi 1 phần do kinh doanh thua lỗ 1 phần do không lo được tiền đóng hàng ngày nên tôi đi vay nhiều nơi kiểu vay như vậy. Có 1 số nơi là vay 4n/tr/ngày. Tôi muốn hỏi bây giờ tôi không có khả năng chi trả, tôi phải rồi địa bàn sinh sống để đi làm ăn xa. Nhưng tôi có báo với họ là tôi sẽ gửi tiền về trả xin không tính lãi để trả gốc về họ đồng ý. Trường hợp mỗi tháng tôi trả về 1 ít liệu sau khi trả hết họ quay sang không trả tôi giấy tờ vay nợ cũng như giấy tờ tuỳ thân để bắt tôi trả lãi thì tôi phải làm như thế nào. Năm trong quá trình năm 2013 tôi vừa vay của chị A vừa giúp c c A cho người khác vay theo kiểu vay họ như vậy. Khi người ta không có khả năng chi trả nên chị A có bắt tôi đứng ra viết 1 tờ giấy vay tiền tổng số tiền khoảng 150tr( trường hợp vay họ chị A đã cắt lãi từ đầu nên 150tr này là số tiền còn lại fai đóng tức là đã có lãi). Hàng tháng tôi phải thay người ta trả cho chị A 5tr/ tháng và đã trả đc khoảng 10 tháng. Tôi muốn hỏi khi tôi trả 5tr/tháng tôi không có nhận được giấy nhận tiền từ chị A thì nếu chị A quay ra phủ nhận số tiền tôi đã trả hàng tháng thì tôi phải làm như thế nào. Trường hợp của tôi nếu bi kiện liệu tôi có phạm tội không? Nếu tôi muốn tố cáo ngược lại những người cho vay lãi cao đó liệu có được không. Thật sự tôi hi vọng không ai vì 1 lần tính sai như tôi mà khổ nữa. Tôi cảm ơn luật sư.

Vay họ lãi suất cao không có khả năng chi trả thì có phạm tội gì không ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

- Đối với trường hợp viết giấy vay tiền nhưng họ bảo bạn viết giấy nhận tiền đặt cọc mua xe máy thì giao dịch này bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu do giao dịch dân sự giả tạo. Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Theo quy định tại điều 1 Quyết định số 2868/QĐ-NHNN mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Quy định về lãi suất trong giao dịch dân sự, bạn có thể tham khảo các bài viết ở trên.

Trường hợp bạn nợ tiền không trả được và có dấu hiệu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điệu 175 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh KHuê