Luật sư tư vấn:

1. Phạm tội chưa đạt là gì?

Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về phạm tội chưa đạt như sau:

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt".

Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi) là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.

Ví dụ: A cầm dao xông đến định đâm B thì có người ngăn cản, A không thể thực hiện hành vi của mình. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.

 

2. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt

2.1. Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện

Nếu căn vào thái độ tâm lý của người phạm tội, có thể phân tội phạm chưa đạt thành hai loại sau:

  • Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành;
  • Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.Ví dụ: A định giết B và đã đâm B. Nhưng mới đâm được một nhát sượt qua bả vai thì bị bắt giữ,không đâm tiếp được như ý muốn. Kết quả B chỉ bị thương. Trong trường hợp này, người phạm tội biết hành vi của mình chưa thể gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra huaaujq ủa nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.Ví dụ: A định giết B và đã chém B nhiều nhát, chắc B chết nên không chém nữa. Nhưng B đãkhông chết do được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, người phạm tội tin là hành vi của mình gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.


2.2. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt

Dựa vào nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội chưa đạt, có thể chia thành phạm tội chưa đạt vô hiệu và các trường hợp chưa đạt khác.

Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, với đối tượng tác động của tội phạm.

Phạm tội chưa đạt vô hiệu bao gồm 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì không có đối tượng tác động (mở trộm két của cơ quan lấy tiền nhưng không lấy được vì trong két không còn tiền) hoặc vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có (đưa hối lộ cho người tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế người đó không có chức vụ, quyền hạn);
  • Trường hợp thứ 2 là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng nhầm phương tiện mà người phạm tội muốn sử dụng khả năng gây ra hậu quả của tội phạm nhưng phương tiện cụ thể mà người đó đã sử dụng không có khả năng đó.

Ví dụ: Vì có thù với một người nên người phạm tội đã dùng thuốc ngủ liều cao để đầu đọc cho người đó chết. Nhưng người bị đầu độc đã không chết vì người phạm tội đã dùng phải thuốc ngủ giả.

Các trường hợp phạm tội chưa đạt khác là những trường hợp không thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu.

 

3. Quyết định hình phạt người dưới 18 tuổi khi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

BLHS năm 1999 chưa có quy định riêng về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt mà người thực hiện tội phạm là người dưới 18 tuổi. BLHS năm 2015 bổ sung 01 điều (Điều 102) về vấn đề này. Theo đó, có những nội dung quy định bổ sung cho Điều 57 BLHS như sau:

+ Đối với chuẩn bị phạm tội

- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về hành vi chuẩn bị phạm tội là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội (khoản 2 Điều 102 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo Khoản 3 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trong giai đoạn chuẩn bị đối với hai tội là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).

- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về hành vi chuẩn bị phạm tội là không quá 1/2 mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội (khoản 2 Điều 102 BLHS). Theo khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người từ đủ 16 tuổi trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về chuẩn bị phạm tội đối với tội phạm được quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Đổi với phạm tội chưa đạt

- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không được quá 1/3 mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với đối tượng này (các điều 100 và 101 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);

- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không được quá 1/2 mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với đối tượng này (các điều 99,100 và 101 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

 

4. Quyết định hình phạt trong trường hợp trẻ phạm nhiều tội

Nguyên tắc chung về quyết định hình phạt trong trường họp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017và nội dung này được đề cập ở chương 14. Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm nhiều tội mà người thực hiện là người dưới 18 tuổi, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bổ sung các quy định cụ thể sau:

+ Đối với trường hợp các tội phạm được thực hiện khi chủ thể đều dưới trên 16 tuổi (nhưng dưới 18 tuồi) hoặc đều dưới 16 tuổi

- Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất không được quá 03 năm;

- Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không được quá 18 năm (đối với trường hợp người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội) và không quá 12 năm (đối với trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội);

+ Đối với trường hợp các tội phạm được thực hiện khỉ chủ thể ở hai độ tuổi khác nhau, dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện

trươc khi người đó đủ 16 tuôi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

- Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đôi với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Đối với trường hợp các tội phạm được thực hiện khi chủ thể ở hai độ tuổi khác nhau, đủ 18 và chưa đủ 18 tuổi

- Nếu mức hình phạt toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phát cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

- Nếu mức hình phạt toà án tuyên đối với tội được thực hiện 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối dểẹn khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt của nhiều bản án (Điều 104 BLHS) của nhiều bản án được quy định áưọc đề cập ở chương phạm tội là người dưới 18 tuổi, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bổ sung Điêu 104 với nội dung: Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điêu 103 BLHS.

 

5. Giảm mức hình phạt đã tuyên

Quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên được quy định chung tại các điều 63, 64 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, xuât phát từ yêu cầu cần tạo điều kiện thuận lợi nhât đê người dưới 18 tuôi tái hoà nhập Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định điều kiện xét giảm và mức xét giảm có lợi hơn cho người bị kết án so với quy định chung. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được 1/4 thời hạn thì được toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là 2/5 mức hình phạt đã tuyên.

Trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể. Trân trọng./.