Mục lục bài viết
1. Điều kiện làm thêm giờ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Để sử dụng người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 107 BLLĐ và Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về việc tăng số giờ làm thêm của người lao động (có hiệu lực từ ngày 01/4/2022, nhưng quy định về thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm được áp dụng từ ngày 01/01/2022) như sau
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Đảm bảo số giờ làm thêm: tối đa là 60 giờ/tháng và 300 giờ/năm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra, Theo Điều 59 Nghị định 145/2020 quy sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:a) Thời gian làm thêm;b) Địa điểm làm thêm;c) Công việc làm thêm.2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định này, có thể thấy việc ghi nhận sự đồng ý làm thêm giờ bằng văn bản là không bắt buộc. Tuy nhiên người sử dụng lao động vẫn phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm giờ về các nội dung: Thời gian, địa điểm và công việc làm thêm. Trường hợp sự đồng ý đó được ký thành văn bản riêng thì các bên có thể tham khảo Mẫu số 01/PLIV được ban hành kèm theo Nghị định 145/2020:
2. Các trường hợp được làm thêm giờ
Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm,Tuy nhiên quy định này không được áp dụng cho tất cả người lao động mà hạn chế một số đối tượng như
Thứ nhất, người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
Thứ hai, người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
Thứ ba, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Thứ tư, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
Thứ năm, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký làm thêm giờ
Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
4. Tiền lương khi làm thêm giờ của người lao động
Căn cứ Điều 98 BLLĐ năm 2019, tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Quy định này được cụ thể bằng các công thức được hướng dẫn tại Điều 55 và 57 của Nghị định 145/2020 như sau:
4.1. Người lao động làm thêm giờ vào ban ngày
* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường
| = | Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày | : | Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày |
(1) Không bao gồm: Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm; Tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; Hỗ trợ: khi có thân nhân bị chết; có người thân kết hôn; sinh nhật; bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh.
(2) Không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần và không kể số giờ làm thêm.
* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Mức % áp dụng cho các trường hợp trên như sau:
- Mức ít nhất bằng 150% áp dụng với làm thêm vào ngày thường;
- Mức ít nhất bằng 200% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
- Mức ít nhất bằng 300% áp dụng với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
4.2. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm
Tại khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Trong đó: Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định:
- Ngày bình thường:Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định:
+ Ít nhất bằng 100% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày);
+ Ít nhất bằng 150% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, có làm thêm giờ vào ban ngày);
- Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
- Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất bằng 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | (Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) | x | Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
- Ngày bình thường:
+ Ít nhất bằng 100% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày);
+ Ít nhất bằng 150% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, có làm thêm giờ vào ban ngày);
- Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;
- Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất 300% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
5. Quy định xử phạt vi phạm thời giờ làm việc
Theo khoản 1, 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, một số hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc như sau
- Hành vi không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Hành vi huy động người lao động làm việc thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.