1. Quy định pháp luật về việc người nước ngoài tham gia công đoàn tại Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài tham gia công đoàn:

Căn cứ tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

- Điều kiện về độ tuổi và năng lực dân sự: Người lao động nước ngoài phải đạt độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động lao động một cách tự do và trách nhiệm.

- Trình độ chuyên môn và sức khỏe: Để có thể đảm nhiệm công việc một cách có hiệu quả thì người lao động nước ngoài cần có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, họ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo rằng họ có thể thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả.

- Tiền án và giấy phép lao động: Người lao động nước ngoài không được phép là người đang chấp hành hình phạt chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc Việt Nam. Họ cũng cần phải có giấy phép lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019

- Thời hạn hợp đồng lao động: Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Tuy nhiên thì hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động nếu xác định thời hạn, tạo điều kiện linh hoạt cho cả hai bên trong quá trình làm việc

- Tuân thủ pháp luật lao động: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp có điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ tham gia vào môi trường lao động với các quy định rõ ràng và công bằng.

Theo đó, người nước ngoài lao động tại Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng được các điều kiện sau

- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam

- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.

 

2. Quyền lợi của người nước ngoài khi tham gia công đoàn

Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo QUyết định 174QĐ- TLĐ quy định như sau:

Quyền lợi của người nước ngoài tham gia vào tổ chức công đoàn

Được tham gia vào việc thành lập và hoạt động của công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam là một quyền lợi quan trọng của mỗi người lao động. Điều này bao gồm không chỉ việc tham gia vào việc đề xuất, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề quan trọng của tổ chức công đoàn mà còn bao gồm quyền được ứng cử, đề cử và tham gia vào quá trình bầu cử cho cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn.

NGoài ra, người lao động còn được phép chất vấn cán bộ công đoàn và đề xuất các biện pháp xử lý kỷ luật đối với những cán bộ có sai phạm. Những thành viên nổi bật trong công đoàn cũng được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, thể hiện vai trò quan trọng của họ trong sự phát triển của cộng đồng lao động.

Người lao động cũng có quyền được thông tin các chính sách, quyết định của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động. Họ có thể đề xuất với tổ chức công đoàn những kiến nghị để người sử dụng lao động thực hiện các chế độ và chính sách đã được quy định

NGoài các quyền lợi trên, người lao động còn được công đoàn hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ pháp lý miễn phí trong các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động và công đoàn. Họ cũng được đại diện bởi công đoàn trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng theo quy định của pháp luật.

Người lao động cũng được công đoàn thăm hỏi và hỗ trợ khi gặp khó khăn hoặc trong trường hợp đau ốm, hoạn nạn. Họ có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí được tổ chức bởi công đoàn. 

Người lao động được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn và các hình thức liên kết khác của công đoàn.

Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.

 

3. Thủ tục tham gia công đoàn của người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Công đoàn được ban hành kèm theo QUyết định 174QĐ - TLĐ 2020 quy định: Thủ tục gia nhập công đoàn Việt Nam

- Người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam có đơn tự nguyện gia nhập 

- QUá trình công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn được thực hiện thông qua việc xem xét và quyết định của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở đảm bảo sự minh bạch và công bằng

- Trong trường hợp khu vực chưa có tổ chức công đoàn thì người lao động có thể nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 của Điều lệ Công đoàn. NGoài ra thì họ cũng có thể nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam thể hiện tinh thần quyết tâm và mong muốn góp phần vào hoạt động công đoàn.

- Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn nếu muốn trở lại và gia nhập Công đoàn Việt Nam thì họ phải đệ trình đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn. QUá trình này được công đoàn cấp tiến hành xem xét và quyết định kết nạp lại nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch đối với các bên liên quan.

 

4. Lưu ý khi người nước ngoài tham gia công đoàn

Người nước ngoài chỉ được phép tham gia vào hoạt động của công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tham gia thì họ cần tuân thủ theo mọi quy định và nguyên tắc được đặt ra bởi công đoàn và pháp luật.

Tuy nhiên, khi hợp đồng lao động của họ kết thúc hoặc nếu họ vi phạm các điều lệ của công đoàn họ sẽ tự động mất quyền làm thành viên của công đoàn. Điều này đồng nghĩa với việc không còn được phép tham gia vào các hoạt động của công đoàn và không được hưởng các quyền lợi của một thành viên công đoàn nữa. 

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam họ có thể bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất khỏi đất nước.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Quy định về điều kiện gia nhập công đoàn Việt Nam

Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Người nước ngoài có được tham gia vào tổ chức công đoàn không. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006126 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn.