1. Nhà doanh nghiệp hay doanh nhân là gì?

Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, Entrepreneur có nghĩa là một người, một cá nhân tự mình phát triển và điều hành một doanh nghiệp của chính họ. Những người này được gọi là doanh nhân. Họ là người lãnh đạo và cũng là người đưa ra mọi ý tưởng hoạt động cho tổ chức của họ. Những người này sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro và khó khăn trong việc kinh doanh.

Nhà doanh nghiệp hay nhà kinh doanh hay doanh nhân (entrepreneure) là người sở hữu năng lực kinh doanh, đóng vai trò tổ chức kết hợp các nhân tố sản xuất lại để thực hiện một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Doanh nhân cũng có thể cung ứng một hay nhiều nhân tố sản xuất (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn) hay thuê, mua một hoặc tất cả các nhân tố sản xuất với hy vọng kiếm được lợi nhuận trong tương lai. Với chức năng này, doanh nhân thường được coi là nhân tố sản xuất thứ tư. 

Trong thế kỷ 19, doanh nhân thường là người chủ cá thể. Anh ta cung ứng hầu hết hoặc tất cả các nhân tố sản xuất, đặc biệt là kỹ năng quản lý. Sự phát triển của công, ty cổ phần dẫn tới sự tách biệt giữa quản lý và cung ứng vốn. Vì vậy, doanh nhân ngày càng trở thành một khái niệm trừu tượng ám chỉ tất cả những người hoặc nhóm người thực hiện các chức năng tổ chức và chấp nhận rủi ro. Lý thuyết truyền thống về doanh nghiệp cho rằng doanh nhân tìm cách tối đa hoá lợi nhuận, nhưng từ những năm 30 người ta bắt đầu ý thức được rằng sự tách biệt giữa chức năng sở hữu và chức năng quản lý trong các công ty lớn ảnh hưởng tới thái độ của các nhóm người trong nội bộ công ty và điều này có thể làm cho công ty theo đuổi các mục tiêu khác với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

 

2. Nhà doanh nghiệp có đặc điểm như thế nào?

Nhà doanh nghiệp hay doanh nhân (entrepreneure) là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là người kinh doanh, đôi khi được hieery là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc). 

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nhân còn là những người có được những:

- Năng khiếu đặc biệt về kinh doanh

- Kỹ năng đặc biệt về kinh doanh

- Các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.

Doanh nhân thường là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.

 

3. Entrepreneure và Startup khác nhau như thế nào?

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng Entrepreneur và Startup là giống nhau nhưng sự thật không phải vậy. Entrepreneur được hiểu là lập nghiệp, tức nghĩa là người doanh nhân xây dựng lên một công ty và công ty này có thể phát triển lên thành một doanh nghiệp cực kỳ lớn. Trong khi đó, Startup được hiểu là khởi nghiệp, tức nghĩa là một doanh nghiệp sáng tạo hoạt động dựa trên một ý tưởng mới mà chưa từng có doanh nghiệp nào có. 

Để hiểu về nội dung này, ví dụ một chủ quán cà phê mở ra quán do chính họ quản lý đã được gọi là Entrepreneur. Trong khi đó, để được gọi là một doanh nghiệp Startup (khởi nghiệp), công ty cần phải có một điểm khác lạ mà chưa ai từng làm. Một doanh nghiệp Startup có thể kể đến ở Việt Nam đó là Grab, kẻ đi đầu áp dụng công nghệ vào việc di chuyển.

 

4. Kỹ năng mà một Entrepreneur cần có để thành công

Để trở thành một Entrepreneur thành công là một quá trình dài học tập và rèn luyện giúp phát triển bản thân. Quãng đường đó không hề đơn giản nên rất dễ khiến bạn nản chí và bỏ cuộc. Vậy một người Entrepreneur thực thụ cần có được những đức tính, kỹ năng nào? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về những kỹ năng mà Entrepreneur cần có gồm: phẩm chất cá nhân, kỹ năng tương tác, kỹ năng tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng thực hành.

Phẩm chất cá nhân

Muốn chiến thắng được bất cứ kẻ địch nào thì trước hết cần phải chiến thắng được chính bản thân mình. Nếu muốn trở thành một Entrepreneur thành công, trước hết cần phải hội tụ các đức tính sau:

  • Tinh thần lạc quan: Khả năng lạc quan khi đối mặt với các rủi ro, khó khăn là một trong những tính cách rất cần cho bất cứ doanh nhân nào. Khi lập nghiệp, chắc chắn người điều hành nó phải đối diện với rất nhiều thử thách, vì vậy nên bạn cần một cái đầu lạnh để dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua mọi biến cố.
  • Tầm nhìn: Khả năng quan sát và nhìn nhận các vấn đề, cơ hội cũng là một kỹ năng rất cần thiết cho người làm kinh doanh. Một người sếp có tầm nhìn sẽ tạo ra được lợi thế để phát triển doanh nghiệp của mình và không bỏ lỡ những cơ hội sắp đến.
  • Chủ động: Chủ động giải quyết công việc hay chủ động tìm đến cơ hội chính là một đức tính nữa cần có cho một Entrepreneur. Đừng thụ động chờ đợi một điều gì đó sẽ đến mà hãy đứng dậy và kiếm tìm nó trước tiên.
  • Khao khát băm quyền kiểm soát: Đã là người điều hành đồng nghĩa với việc bạn phải kiểm soát mọi thứ trong tay. Nếu bạn là người không thích nắm quyền thì chắc chắn bạn không hợp để trở thành một Entrepreneur.
  • Nỗ lực và kiên trì: Sẵn sàng làm việc với 200% sức lực và không bao giờ bỏ cuộc trong một thời gian dài là điều vô cùng cần ở một người lập nghiệp. Chỉ có nỗ lực và kiên trì thì bạn mới có thể đạt được mục tiêu của bản thân và đưa doanh nghiệp của mình vươn xa.
  • Chấp nhận rủi ro: Ngay từ khái niệm về Entrepreneurship, cụm từ “rủi ro” đã được nhắc đến. Như vậy chẳng có gì lạ khi tinh thần sẵn sàng đương đầu với thử thách là cần thiết đối với những người lập nghiệp. Nếu bạn là tuýp người dễ stress, sợ thất bại thì chắc chắn bạn sẽ không thể chịu được những áp lực nặng nề trong công việc của một người sếp.
  • Khả năng phục hồi: Song hành với tinh thần lạc quan thì khả năng tự chữa lành cho bản thân cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Sau những mệt nhọc của thương trường, bạn cần tự chữa lành cho bản thân, vực lại tinh thần, quay trở về trạng chiến đấu nhanh nhất có thể.

Kỹ năng tương tác

- Kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực: Không ngoa khi so sánh nhà lãnh đạo giống như một bảo mẫu và nhân viên là những đứa trẻ. Sếp có trách nhiệm dẫn dắt, dạy dỗ và bảo vệ những đứa trẻ của mình. Vì vậy nên kỹ năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng để dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng. Trong khi đó, việc biết cách tạo động lực sẽ giúp đối phương làm việc và cống hiến tốt hơn.

- Kỹ năng giao tiếp: Bất cứ công việc nào cũng yêu cầu khả năng giao tiếp, Entrepreneur cũng không ngoại lệ. Vì phải thường xuyên gặp gỡ đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… nên các giám đốc điều hành phải mài dũa kỹ năng này rất nhiều.

- Kỹ năng lắng nghe: Song hành với việc nói, lắng nghe cũng là một điều cần quan tâm. Một người biết cách lắng nghe và thấu hiểu đối phương sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của người đó, đồng thời bạn cũng có thể khai thác được nhiều điều từ họ.

Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo

Là người đưa ra những quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp, bạn luôn cần suy nghĩ một cách có logic nhằm đảm bảo không đưa ra bước đi sai lầm. Thêm vào đó, sự sáng tạo sẽ là bệ phóng để đưa công ty của bạn đi xa hơn, phát triển hơn với những ý tưởng hay ho. Tuy nhiên, để đảm bảo những ý tưởng đó không đi chệch hướng, các Entrepreneur luôn phải kết hợp sự sáng tạo cùng tư duy logic.

Kỹ năng thực hành

Học luôn đi đôi với hành, hãy thực hiện những kế hoạch hay những ý tưởng của mình để biết được tính thực tế của nó. Hãy áp dụng những bài học mà bạn đã tìm hiểu, tích cóp được để hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra.

 

5. Một số thuật ngữ khác liên quan đến thương nhân, nhà doanh nghiệp

5.1 Thỏa thuận thương nhân (MERCHANT AGREEMENT) là gì?

Thỏa thuận thương nhân (MERCHANT AGREEMENT) là thỏa thuận bằng văn bản giữa một thương nhân bán lẻ với ngân hàng xử lý thẻ. Thỏa thuận thương nhân nêu lên các quyền và bảo đảm của thương nhân, liên quan việc chấp nhận thẻ của ngân hàng, lãi suất chiết khấu thương nhân, và các thủ tục phải tuân thủ trong xử lý chi phí và những giao dịch gây tranh cãi khác.

 

5.2 Gian lận thương nhân (MERCHANT FRAUD) là gì?

Gian lận thương nhân (MERCHANT FRAUD) là âm mưu gian lận thẻ ngân hàng, thường do một thương nhân thông đồng với một người khác. Hình thức phổ biến là gian lận, thủ đoạn mà thương nhân gởi hối phiếu kinh doanh giả mạo đến một ngân hàng xử lý, và sau đó chia thu nhập hối phiếu kinh doanh với người cung cấp số tài khoản được thanh toán.

 

5.3 Tỷ suất chiết khấu thương nhân (MERCHANT DISCOUNT RATE) là gì?

Tỷ suất chiết khấu thương nhân (MERCHANT DISCOUNT RATE) là phí được tính cho một thương nhân để xử lý hối phiếu mua bán thẻ ngân hàng, và ghi có vào tài khoản của thương nhân. Mức chiết khấu thương nhân phụ thuộc vào khối lượng kinh doanh; mức chiết khấu giảm xuống khi doanh số tăng lên, và được thương lượng với cá nhân từng thương nhân. Nếu mức chiết khấu thương nhân là 2% thì thương nhân giữ $98 cho mỗi $100 doanh thu.

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề Nhà doanh nghiệp hay nhà kinh doanh hay doanh nhân (entrepreneure) là gì? mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết về chủ đề Quy định về nghĩa vụ của doanh nhân và thương nhân của Luật Minh Khuê. Còn điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.6162 hoặc gửi email đến: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh hợp tác. trân trọng.