Mục lục bài viết
Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, chúng ta thường hay được nghe đến thuật ngữ "đấu thầu", "hoạt động đấu thầu". Nấu hiểu một cách khái quát như một hoạt động mua bán hàng hoá nhưng dưới hình thức đặc biệt khi có người mua (bên mời thầu) có quền yêu cầu nhiều bên tham gia và trên cơ sở đó lựa chọn người bán (bên nhà thầu) tốt nhất cho nhu cầu của mình dưới một quy trình và hình thức nhất định, dân chủ, công khai và cạnh tranh công bằng.
Trong quan hệ đấu thầu, bên cạnh bên mời thầu, nhà thầu chính thì trong một số trường hợp, còn có sự tham gia của nhà thầu phụ trong đấu thầu. Vậy việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được quy định như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1. Nhà thầu phụ là gì?
Theo khoản 34, điều 4, Luật Đấu thầu 2013, nhà thầu phụ được định nghĩa như sau:
"Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng trong gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu". Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu nhà thầu phụ là nhà thầu kí hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính.
Trong quy định về nhà thầu phụ còn có quy định về nhà thầu phụ đặc biệt; đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được dùng nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính chất đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.
2. Quy định về nhà thầu phụ trong pháp luật
Hiện nay, việc sử dụng nhà thầu phụ được quy định khá rõ ràng trong các quy định của pháp luật. Căn cứ theo các quy định tại điều 12, chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT- BKHĐT thì nội dung về nhà thầu phụ được quy định như sau:
- Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.
- Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.
- Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.
- Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không nhà thầu không được phép thay thế hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo hồ sơ dự thầu không được vượt quá tỷ lệ phần trăm theo giá trị hợp đồng được nêu tại điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.
- Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ dự thầu.
>> Xem thêm: Quy định về sử dụng nhà thầu phụ hoặc liên danh
3. Các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ
Để lựa chọn được một nhà thầu phụ phụ hợp, cần dựa vào các yếu tố dưới đây:
- Nơi hoạt động lâu dài của nhà thầu phụ
- Sự đầy đủ máy móc, thiết bị để thực hiện công việc một cách đúng đắn và mau lẹ
- Khả năng tài chính phù hợp để thực hiện công việc
- Năng lực kĩ thuật và kinh nghiệm
- Tần số thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ trước đây
- VỊ trí hiện tại của nhà thầu phụ trong ngành.
4. Quy định về hợp đồng thầu phụ
Hiện nay, mặc dù ở trong Luật Đấu thầu năm 2013 không đề cập đến khái niệm về hợp đồng thầu phụ nhưng quy định tại điểm b, khoản 3, điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP lại có quy định về một trong những loại hợp đồng xây dựng được phân loại dựa vào mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng là hợp đồng thầu phụ. Cụ thể, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được kí kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Trong khi đó, hợp đồng thầu chính lại là khái niệm dùng để chỉ loại hợp đồng được kí giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính (tổng thầu).
Trên cơ sở khái niệm hợp đồng xây dựng là hợp đồng thầu phụ được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ - CP cùng với khái niệm về nhà thầu phụ tại khoản 36, điều 4 Luật Đấu thầu 2013, ta có thể hiểu rằng hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính (tổng thầu) với nhà thầy phụ, nhằm mục đích thoả thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu. Hợp đồng thầu phụ là cơ sở để có thể xác định được phạm vi công việc, phần công việc, tỷ lệ phần trăm công việc mà nhà thầu phụ được thực hiện khi đã tham gia thực hiện gói thầy này và là cơ sở để có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của nhà thầu chính (tổng thầu) với nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.
Bên cạnh đó, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thoả thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Đồng thời, cũng tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực công việc cần thực hiện trong gói thầu mà hợp đồng thầu phụ cũng có những yêu cầu khác. Như vậy, nhà thầu phụ đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham dự vào việc đấu thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp cho nhà thầu chính thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực để thực hiện.
>> Tham khảo: Nhà thầu phụ xuất hóa đơn cho nhà thầu chính hay chủ đầu tư?
5. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ
Thứ nhất, khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính cần phải thực hiện các quy định sau:
- Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầy phụ
- Nếu như nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò nhà thầu chính thì cần phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi mà các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Đối với các nhà thầu phụ không có tên trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
- Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Tổng thầu, các nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đầu cho các nhà thầu phụ thực hiện.
Thứ hai, nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định. Theo đó:
- Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kĩ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu
- Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định thì các bên hợp đồng phải thoả thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ
- Nhà thầu chính (tổng thầu) có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu như công việc nhà thầu chính, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng theo các thoả thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ các cơ sở cho rằng Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng
- Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác
- Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu.
Trên đây là những khái quát về "Khái niệm nhà thầu phụ và các quy định về nhà thầu phụ". Nếu như trong quá trình nghiên cứu có vấn đề gì chưa rõ, mời các bạn liên hệ đến trang tư vấn của chúng tôi.