Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi : 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến công ty chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Quy định của pháp luật về thuế nhập?
Thuế là khoản tiền mà chính phủ đánh vào thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp (thuế trực thu) hoặc vào hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu). Thuế được Chính phủ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; làm thay đổi tình hình phân phối thu nhập và của cải; kiểm soát quá trình phân phối và mức chỉ tiêu trong nền kinh tế; kiểm soát khối lượng xuất nhập khẩu;... Thuế mang những đặc tính nhất định, việc xác định đặc tính của thuế sẽ giúp chúng ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính; giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình. Thuế là khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước; đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Thuế là một khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay được pháp luật quy định rất cụ thể và hay được gọi là thuế quan. Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào mặt hàng Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu; Còn thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng chịu thuế cụ thể: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khi phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thế quan vào thị trường trong nước; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Các đối tượng chịu thuế xuất khẩu, chịu thuế nhập khẩu sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau: Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ khu vực nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế - đây là loại thuế được các nước áp dụng để dùng đánh vào hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Thuế nhập khẩu là thuế gián thụ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế; Thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương của một quốc gia, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố trong quan hệ thương mại quốc tế; Thuế nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan quản lý thu. Nếu căn cứ vào mục đích thì chia thuế nhập khẩu thành 03 loại: thuế thu nhập để tạo n guồn thu; Thuế thu nhập để bảo hộ; Thuế thu nhập để trừng phạt. Còn nếu căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế nhập khẩu thì có thể chia thành 02 loại: Thuế nhập khẩu tự quản và thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Trường hợp căn cứ vào cách thức đánh thuế thì có thể chia thuế nhập khẩu thành: Thuế tuyệt đối là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu; Thuế theo tỷ lệ phần trăm: là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu; Thuế hỗn hợp là trường hợp áp dụng hỗn hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %; Thuế theo lượng thay thế là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối khi tính và nộp thuế, áp dụng số tiền thuế cao hơn.
2. Cách tính thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Trong đó, trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế suất tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng không thể thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nghiệp đầu tiên. Phương pháp tính thuế nhập khẩu bao gồm: phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm với thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường; phương pháp tính thuế tuyệt đối; phương pháp tính thuế hỗn hợp; thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan.
3. Các mặt hàng hóa được tính thuế nhập khẩu?
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 có quy định về các đối tượng chịu thuế. Cụ thể, các hàng hóa chịu thuế nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối; Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ không áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Những người phải nộp thuế theo quy định thì đối tượng nộp thuế nhập khẩu sẽ bao gồm: Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; Người xuất cảnh, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế bao gồm: Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân, hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; Chi nhánh của doanh nghiệp nhận ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiêph; Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. Các trường hợp khác sẽ tuân theo quy định của pháp luật.
4. Nhập khẩu hàng hóa từ Maccau và Hongkong thì tính thuế nhập khẩu ở đâu?
Hiện nay cả Quốc tế và Trung Quốc đều công nhận Ma Cao và Hồng Kông là hai vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc, mặc dù là khu tự trị nhưng vẫn nằm trong sự quản lý của Trung Quốc. Một số chính sách mà Trung Quốc đưa ra vẫn áp dụng tại hai vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên cần xem xét: Nếu chính sách về thuế quan của hai vùng lãnh thổ này do Trung Quốc quản lý và đặt ra thì khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ hưởng ưu đãi như nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục về. Còn nếu Trung Quốc để hai vùng lãnh thổ này tự chủ về chính sách hải quan thì sẽ không hưởng ưu đãi như Trung Quốc đại lục.
Năm 2008, Việt Nam và Hồng Kông vẫn ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần, trong đầu đề nêu rõ "Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Như vậy, có thể căn cứ vào đây để xác định được Hồng Kông vẫn nằm trong sự quản lý của Trung Quốc.Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem hai vùng lãnh thổ này có được tự chủ về thuế quan không để đảm bảo cho việc áp dụng các chính sách thuế.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Minh Khuê về vấn đề trên. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc kịp thời. Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!