Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Bàn chất kinh tế của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là các hoạt động nhằm tích tụ tư bản, tăng sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau sáp nhập và hợp nhất có thể tiết kiệm được chi phí vận hành, chẳng hạn như bãi bỏ các phòng ban không cần thiết, tổ chức lại nhân sự, tận dụng đựợc nguồn khách hàng, năng lực tài chính, hệ thống phân phối, máy móc thiết bị, kinh nghiệm, uy tín kinh doanh... từ đó, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau thì nay trở thành một doanh nghiệp với vị thế được khuếch trương hơn so với trước, giảm bớt được một hoặc một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thậm chí doanh nghiệp có thêm sức mạnh thị trường để đối phó với các doanh nghiệp khác. Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có ý nghĩa tích cực đối với tất cả các bên tham gia các hoạt động này.
.png)
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể họp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty hợp danh, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Đặc điểm sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
2.1 Về chủ thể áp dụng:
Luật doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng đối tượng công ty bị hợp nhất ra, thông qua việc cho phép các công ty không cùng một loại vẫn có thể hợp nhất hay sáp nhập với nhau. Do đó, việc sáp nhập hay hợp nhất có thể áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Và đặc biệt là công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập không nhất thiết phải cùng loại với các công ty tham gia sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là có thể thực hiện việc chuyển đổi nên kết quả của việc hợp nhất hoặc sáp nhập công ty hợp danh chỉ có thể dẫn đến việc hình thành các công ty hợp danh mới.
Tình huống:
Công ty trách nhiệm hữu hạn A (có hai thành viên là AI và A2) hợp nhất với công ty cổ phần B (có 4 thành viên là Bl, B2, B3, và B4) tạo thành một công ty mới. Công ty mới có thể tồn tại dưới loại hình công ty ưách nhiệm hữu hạn c (gồm 6 thành viên Al, A2, B1, B2, B3, và B4), hoặc công ty cổ phần c (gồm 6 cổ đông: Al, A2, Bl, B2, B3, và B4). Điều này đã mang đến cho các doanh nghiệp có ý định hợp nhất với nhau có thêm sự lựa chọn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thông thường là loại hình công ty hách nhiệm hữu hạn) có thể có cơ hội tìm kiếm để phát triển cùng với các đối tác lớn, có nhiều kinh nghiệm và khả năng huy động vốn tốt hơn (chẳng hạn như loại hình công ty cổ phần) .
2.2 Hệ quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp:
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Do đó, kết quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp làm giảm số lượng chủ thể kinh doanh trên thị trường, nhưng góp phần tập trung tư bản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty nhận sáp nhập và công ty mới hình thành từ việc hợp nhất doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, bàn chất của hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp vốn có thể là các đối thủ cạnh tranh của nhau thì thông qua các hoạt động sáp nhập/hợp nhất trở thành một thể thống nhất, qua đó làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong một số trường hợp nhất định, những hoạt động này có khả năng tác động đáng kể đến môi trường cạnh tranh, cho nên bên cạnh Luật doanh nghiệp thì pháp luật về cạnh tranh còn có những quy định nhằm kiểm soát hành vi này.
Từ góc độ pháp lý, Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra ngưỡng phần trăm thị phần kết hơp của doanh nghiệp sau khi sáp nhập/hợp nhẩt để điều chỉnh, theo đó, nếu ngưỡng thị phần kết hợp này từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành thực hiện, còn nếu trên 50% trên thị trường có liên quan thì bị cấm thực hiện sáp nhập/hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh thì các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là những hành vi tập trung kinh tế, và bị kiểm soát khi thỏa mãn các điều kiện luật định.
Lưu ý, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty hợp nhất/công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất/công ty bị sáp nhập.
Giữa sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cũng có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể, trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp thì các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại và sự hợp nhất này tạo ra một công ty mới; trong khi đó, đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thì các công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, nhưng sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp này không tạo ra một công ty mới, mà các công ty bị sáp nhập trở thành bộ phận của một công ty khác đã tồn tại trước đó (công ty nhận sáp nhập).
2.3 Thủ tục thực hiện:
Thủ tục thực hiện hoạt động sáp nhập và họp nhất doanh nghiệp được quy định Luật doanh nghiệp năm 2020. Ngoài ra, thì chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội; Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội; Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp.
Trong các thủ tục này, một điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp là trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải kèm theo bản sao của hợp đồng hợp nhất, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất. Nếu như trong trường hợp chia hoặc tách doanh nghiệp là những trường hợp mang tính chất “nội bộ”, nhằm cơ cấu lại bên trong tổ chức của doanh nghiệp bị chia hoặc doanh nghiệp bị tách; đối với hợp nhất doanh nghiệp thì công ty bị hợp nhất cần phải có sự kết nối với bên ngoài, không còn là câu chuyện nội bộ của doanh nghiệp nữa. Do đó, khi các công ty bị hợp nhất liên kết/hợp tác với nhau thì hợp đồng hợp nhất chính là cơ sở pháp lý cho sự liên kết này, và các quyết định và biên bản họp của từng công ty bị hợp nhất chính là văn bản thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp nhất. Bên cạnh đó, chính sự liên kết/hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau có thể dẫn đến độc quyền hoặc tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; cho nên, việc các nhà làm luật yêu càu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất cần phải có các tài liệu trên là hoàn toàn cần thiết, để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tương tự, cũng giống như trường hợp hợp nhất doanh nghiệp, điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp đó là các nhà làm luật quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải kèm theo bàn sao của hợp đồng sáp nhập, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập, và Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cô phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập .
3. Để giảm rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp
Công ty X và Công ty Y giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, X là bên mua và chưa thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Y. Sau đó X sáp nhập vào Công ty z. Nhằm thu hồi tiền mua hàng, Công ty Y khởi kiện Công ty z. Tại tòa, đại diện của z cho rằng, X sáp nhập vào z. Khỉ nhận bàn giao thì Xcam kết tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trước đó, X đã lừa dối z, tài sản sáp nhập đã mang thế chấp cho ngân hàng. z cho rằng số tiền Y đòi nợ z là không đúng, trách nhiệm thuộc về X, z chỉ là người có quyền lợi liên quan còn bị đơn phải là X.
Vấn đề đặt ra là bên nhận sáp nhập phải chịu trách nhiệm với chủ nợ hay không và chịu trách nhiệm như thế nào. Câu hỏi này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh giá trị tài sản của bên bị sáp nhập không đủ để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, thì bên nhận sáp nhập có phải trả nợ thay không?
Hai lựa chọn trong sáp nhập
Hình dung về tình huống một cách đơn giản giống như chuyện của người làm vườn. Ông này đang có một cây (gọi tắt là cây A) cành lá xum xuê. Tuy vậy, theo thời gian, cây bắt đầu bị sâu bọ tấn công và ngày càng nhiều. Nếu trước đây, cây A còn phát triển tốt thì sẽ có cơ chế tự vệ để chống lại sâu bọ. Nhưng vì thời tiết không tốt, cây không tốt như xưa, sâu bọ trên cây thì nhiều, tự mình cây không đủ sức chống chọi lại sâu bệnh, nếu người làm vườn không xử lý kịp thời thì cây sẽ khó mà phát triển bình thường, thậm chí còn chết cây. Trong vườn, ông này có cây B, to lớn, khỏe mạnh hơn cây A. Ông này có hai lựa chọn:
Một là: Chặt cây A, mang ghép vào cây B. Lúc này, A trở thành một phần của cây B. Với quá trình ghép cây đó, người làm vườn sẽ dùng sức đề kháng của cây B để chống lại các sâu bọ trên phần cây A vừa ghép vào. Nếu quá trình này thành công, cây B sẽ phát triển hơn so với lúc trước, vì lúc này nó mang trên mình thêm cả phần cây A mà người làm vườn vừa ghép vào.
Hai là: Tách một nhánh cây từ B ra trồng riêng, gọi là cây B’. Sau đó mang cây A ghép vào cây B’ rồi mang cây B’ (lúc này đã có A trên mình) ghép lại vào cây B. Quá trình “chữa trị” hoàn tất.
Các lựa chọn của người làm vườn cũng tương tự như việc lựa chọn các hình thức pháp lý trong quá trình thôn tính một doanh nghiệp trên thị trường. Mục đích đều là mua doanh nghiệp khác trong bối cảnh doanh nghiệp bị mua đang ở trong tình trạng khủng hoảng nợ, nhưng lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau đối với nhà đầu tư. Hình thức sáp nhập giống như lựa chọn thứ nhất cùa người làm vườn. Theo đó doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập . Khi chặt cây A mang ghép vào cây B, mặt tích cực là cây A là một phần của B, bằng sức đề kháng của mình, cây B sẽ tiêu diệt sâu bọ trên phần cây A vừa ghép vào. Tuy vậy, tại thời điểm ghép phần A vào cây B, ngoài phần cây lớn hơn (lợi ích) việc cấy ghép này cũng mang cho B cả phần sâu bọ (nguy cơ).
Lợi và hại
Nhìn từ góc độ pháp lý, doanh nghiệp nhận sáp nhập phải kế thừa các nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập trước đó . Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng quá trình sáp nhập mà lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, hệ quả là: A chấm dứt sự tồn tại, nghĩa vụ xừ lý sâu bọ được xác định là của B. Mặt khác, tài sản của A chuyển sang trở thành tài sản của B. Điểm mấu chốt của vấn đề là tài sản là của B, nghĩa vụ cũng được xác định là của B. Trong bối cảnh sâu bọ (nợ) nhiều hơn tài sản mà A chuyển sang B, thì vấn đề là B phải dùng tài sản mà mình sở hữu (không kể tài sản này từ A chuyển sang hay không) để trả nợ.
Nhìn từ góc độ của nhà đầu tư, hoạt động sáp nhập như trên chứa đựng rủi ro lớn. Từ đó, một yêu cầu đặt ra phải có giải pháp để một mặt B vẫn mua được A nhưng mặt khác, B không phải trả nợ thay cho A trong trường hợp giá trị tài sản của A không đủ thanh toán. Lựa chọn thứ hai của người làm vườn có thể đáp ứng khía cạnh này. Cơ sở cho lựa chọn này chính là chế độ trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân. Theo đó, các chủ nợ không có quyền đòi nợ cổ đông, vì họ không có nghĩa vụ trả nợ thay cho A. Vì thế, để tiến hành thương vụ, trước hết B chuyển một phần tài sản của mình thành lập công ty con là B’. Sau đó, B’ sẽ mua A. Điều này cũng tương tự như khi ghép A vào cây B’ của người làm vườn. Khi tiến hành thương vụ theo “đường vòng” như vậy có hai cái lợi:
Thứ nhất: Nếu “sâu bọ” quá nhiều, cùng lắm là chi làm chết A và B’, cây B đang ở ngoài cuộc cấy ghép nên sâu bọ không lan qua được.
Thứ hai: Quá trình chuyển hóa từ phần cây A vào B luôn kéo theo những sự xáo trộn nhất định. Với việc dùng B’ để mua A, B đã tránh những sự xáo trộn không cần thiết trong quá trình tiếp nhận A. Tất cả những xáo trộn (nếu có) sẽ do B’ xử lý.
Sau khi B’ đã xử lý xong phần sâu bọ của A và bảo đảm sự ổn định sau sáp nhập, việc còn lại là B hoặc là tiếp tục sáp nhập B’ hoặc đơn giản là để B’ hoạt động một cách độc lập.
Trở lại câu chuyện ở trên, dẫu khi bàn giao Công ty X cam kết tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trước đó, nhưng cam kết này lại không có giá trị, mọi quyền lợi và nghĩa vụ sẽ chuyển giao cho bên nhận sáp nhập. Việc chối bỏ trách nhiệm của z như trên là không hợp lý.
Có nhiều cách thức để các bên lựa chọn trong các thưomg vụ sáp nhập doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ của doanh nghiệp nhận sáp nhập, yêu cầu đặt ra là quá ưình sáp nhập phải bảo đảm: (i) Giảm thiểu rủi ro và (ii) Bảo đàm hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Với cách thức sáp nhập một cách trực tiếp được tiến hành phổ biến như hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, lựa chọn phù hợp cho các bên là nên tiến hành sáp nhập bằng cách thành lập một công ty con. Công ty này chỉ có nhiệm vụ duy nhất là mua công ty tiềm năng. Việc thành lập công ty con giúp các bên tránh được những rủi ro như phân tích ở trên.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Đổ giảm rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 04-9-2014.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê