1. Tổng quan về Pháp Luật cạnh tranh của Hoa Kỳ 

Pháp luật chống độc quyền là một tập hợp các luật và quy định của chính phủ liên bang và chính quyền các tiểu bang Hoa Kỳ quy định việc thực hiện và tổ chức của các tập đoàn kinh doanh, nói chung để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của người tiêu dùng.

- Mục đích: để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ hơn, cộng đồng và người tiêu dùng. Chống độc quyền, chống sự thao túng thị trường của các doanh nghiệp lớn.  

- Phạm vi áp dụng: hướng tới mối quan hệ cạnh tranh không công bằng, k lành mạnh, ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Có phạm vi rộng và các cơ quan thực thi chúng sẽ không ngần ngại áp dụng luật naỳ cho các hoạt động chống cạnh tranh ở nước ngoài. Ngoài ra, hầu hết các qgia nước ngoài đều có luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh riêng. Đôi khi các luật này còn rộng hơn luật của Hoa kỳ.

- Đối tượng áp dụng: trong mọi trường hợp, các hoạt động kdoanh chống cạnh tranh có thể ảnh hưởng xấu đến thương mại trong nước hoặc nước ngoài của Hoa Kỳ có thể vi phạm luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, bất kể hoạt động xảy ra ở đầu và quốc tịch của những người liên quan là gì.

Ví dụ về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: 

- Các thỏa thuận để cố định giá cho các sản pharm được sản xuất hoặc bán 

- Thỏa thuận để đấu thầu gian lận trong các dự án

- Thỏa thuận để phân chia các khu vực địa lý

- Thỏa thuận để phân bổ khách hàng

- Các hành vi độc quyền như định giá để bán phá giá, cắt giảm giá hoặc từ chối giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ

Vd: Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống lại Alphabet Inc. (Cty mẹ của Google), cáo buộc rằng Google đã hành động bất hợp pháp để duy trì vị thế của mình trong lĩnh vực tìm kiếm và quản cáo tìm kiếm trên Internet.

 

2. Các quy định nổi bật và cần lưu ý trong Pháp Luật Cạnh Tranh của Hoa Kỳ 

Các luật chống độc quyền liên bang của Hoa Kỳ bao gồm một loạt các đạo luật, chủ chốt là Đạo luật Sherman, Đạo luật Clayton, Đạo luật Robinson-Patman và Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang.

Tìm hiểu và phân tích từng đạo luật trên thật kỹ, có ví dụ thực tế các vụ việc từng có càng tốt. Nếu có thể trình bày tóm tắt các vụ việc nổi bật

 

2.1. Đạo luật Sherman:

- Cấm các thỏa thuận làm hạn chế thương mại một cách bất hợp lý (bao gồm ấn định giá, hạn chế sản lượng, phân bổ khách hàng hoặc lãnh thổ giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay theo nhóm và một số hạn chế phân phối và cấp phép) 

- Tuyên bố độc quyền bất hợp pháp và các nỗ lực và âm mưu độc quyền (ngay cả khi các nỗ lực đó không thành công)

Mục đích: thúc đẩy công bằng kinh tế và khả năng cạnh tranh và điều chỉnh thương mại giữa các tiểu bang. Là nỗ lực đầu tiên của Quốc hội HOa Kỳ nhằm giải quyết việc sử dụng quỹ ủy thác như một công cụ cho phép một số lượng hạn chế các cá nhân kiểm soát một số nghành công nghiệp chủ chốt.

Ví dụ: Vụ Klor’s, Inc. v. Broadway-Hale Stores, Inc được Tòa tối cao Mỹ xét xử vào năm 1959, Tập đoàn thương mại Broadway- Hale Stores (bị đơn) là người mua chính các sản phẩm thiết bị điện dân dụng buộc các nhà cung cấp chấm dứt quan hệ thương mại hoặc quan hệ với các điều kiện khắt khe, bất hợp lý với nguyên đơn chỉ vì công ty này hạ giá. Nhận định của Thẩm phán rằng trong trường hợp này là hành vi thoat thuận để tẩy chay.

Ngoài ra, Điều 2 Luật Sherman quy định rằng: Sự độc quyền bất hợp pháp không chỉ khi sự độc quyền ấy đã tồn tại hiện hữu mà trong cả các trường hợp những hoạt động của cty ấy hướng tới mục đích hình thành độc quyền. Đây là điểm khác biệt, đồng thời cũng là quy định khắt khe hơn so với pháp luật chống độc quyền của Nhật và các quốc gia Châu Âu.

 

2.2. Đạo luật Clayton cấm: 

Một số thỏa thuận ràng buộc, giao dịch độc quyền và hợp đồng theo yêu cầu; 

• Một số vụ sáp nhập và mua lại giữa các công ty cạnh tranh sẽ gây tổn hại bất hợp pháp cho cạnh tranh; • Một cá nhân làm việc với vai trò giám đốc hoặc quản lý của các tập đoàn cạnh tranh; 

Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi thương mại với mục đíhc hạn chế sự tự do lựa chọn của người mua làm giảm sức cạnh tranh, như là các hợp đồng ràng buộc các điều kiện về phạm vi lãnh thổ của người phân phối, các hợp đồng loại trừ (chỉ mua từ những người bán nhất định và bán cho những người mua nhất định). 

Điều 2 Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử nếu nó xâm hại sự cạnh tranh lành mạnh và thiết lập độc quyền phân biệt đối xử về giá, tức là khi cùng một mặt hành có công dụng như nhau được bán với giá khác nhau cho người tiêu dùng.

Ví dụ: Cty thực phẩm đa quốc gia Continential baking, Petmilk và Karnation thống lĩnh thị trường bánh kem từ trước năm 1957 tại thành phố Soltlak City Bang Yta. Tuy nhiên hai năm sau, 1 cty “Yta Time” không lớn lắm tại địa phương, đã vươn lên chiếm 67% thị phần thông qua việc hạ giá bởi tiết kiệm được chi phí sản xuất và vận chuyển. Đối phó với “Yta time” ba con “bạch tuộc” trên đã thỏa thuận với nhau giá bán thấp hơn giá thành tự có và thấp hơn giá của Yta Time. Vào năm 1959 thị phần của Cty này chỉ còn 34%  buộc nó phải hạ giá sản phẩm từ 4,15 USD xuống 2,75 USD/ 1 bánh. Mãi đến những năm 1960- 1961 Yta mới giành lại được khoảng 45-46% thị trường và tiến hành kiện ra tòa. Vụ việc được Tòa án tối cao xét xử vào năm 1967 và phán xét hành động của cty đa quốc gia là hành vi cạnh tranh bất hợp pháp.

 

2.3. Đạo luật Robinson-Patman cấm:

(bổ sung Luật Clayton về hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước - predatory pricing chứ không phải là anti – dumping)

• Phân biệt đối xử về giá và phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ khuyến mại và các khoản hỗ trợ giữa các khách hàng cạnh tranh nếu các yêu cầu về quyền tài phán nhất định được thỏa mãn và không áp dụng biện pháp phòng vệ nào của Đạo luật.

• Đòi hỏi hoặc biết được việc nhận được mức giá bị phân biệt đối xử 

Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn nhận được chiết khấu đáng kể từ các nhà cung cấp bán buôn của họ. Nếu các doanh nghiệp nhỏ hơn không nhận được mức chiết khấu như nhau, họ không thể cung cấp các sản phẩm giống nhau với giá cạnh tranh. Cuối cùng, những doanh nghiệp nhỏ này sẽ bị buộc phải rời khỏi thị trường. 

Ví dụ: Megastore cửa hàng phần cứng lớn trong thành phố để giành được thị phần kiểm soát, đã hạ đối thủ cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn nhiều đối với các mặt hàng có khối lượng như vật tư và công cụ. Các doanh nghiệp nhỏ hơn không thể so sánh với giá quảng cáo của đối thủ cạnh tranh vì liên tục chịu lỗ trong doanh thu. Hành động này được gọi là định giá trước (predatory pricing). Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, đảm bảo tỉ suất lợi nhuận của Megastore. 

Ngoài ra, đạo luật Robinson- Patman có 10 yêu cầu cơ bản được thiết lập để tuyên bố có phân biệt đối xử. Do đó, đạo luật này rất phức tạp, khó áp dụng và có nhiều cách hiểu. Hiếm khi được chính phủ thực thi.

 

2.4. Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang nghiêm cấm: 

• Các hành vi vi phạm nội dung hoặc tinh thần của các luật chống độc quyền khác; 

• Các hành vi không công bằng hoặc lừa đảo đối với người tiêu dùng, ví dụ như quảng cáo hoặc ghi nhãn lừa đảo, không thông báo lỗi sản phẩm và hành vi báo cáo tín dụng không công bằng. Mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ, cũng như hơn 100 quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ, đều có luật chống độc quyền. Các quốc gia này bao gồm Liên minh Châu Âu và hầu hết các nước thành viên của Liên minh cũng như Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, và Úc. Các vấn đề chống độc quyền được thảo luận trong Chính sách này áp dụng rộng rãi đối với các luật liên quan đến chống độc quyền và cạnh tranh trên toàn thế giới. 

Đạo luật được thiết kế để đạt được 2 mục tiêu liên quan: cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi kinh doanh gian lận. Để đạt được mục tiêu đó, đạo luật đã trai quyền cho FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang) thực thi các điều khảon của đạo luật Sherman 1980, Đạo luật Clayton 1914, và nó đặc biệt cấm việc sử dụng quảng cáo lừa dối hoặc sai sự thật.

Ví dụ: 

- Quảng cáo sai và tuyên bố kinh doanh sai (false business claims)

- Lừa đảo người tiêu dùng và lừa đảo

- Vi phạm hđ tiêu dùng

- Vp bảo hành

- Sphẩm nguy hiểm hoặc bị lỗi

- Vi phạm quy tắc an toàn và sức khỏe

 

3. Liên hệ và so sánh với pháp luật cạnh tranh của Việt Nam

Điều 2 Luật cạnh tranh 2004 quy định đối tượng áp dụng của luật bao gồm 2 nhóm: các cá nhân, tổ chức kinh doanh (gọi chung là dn) và các hiệp hội ngành nghề. Điều này có nghĩa là kể cả nhưng dn k có qtịch VN cũng có thể bị Luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh.

* Nguyên tắc áp dụng luật cạnh tranh ngoài lãnh thổ

- Hoa Kỳ với đạo luật Sherman, ban hành 1890 để giải quyết vấn đề phạm vi hiệu lực và xây dựg nguyên tắc áp dụng ngoài lãnh thổ cho luật chống độc quyền của mình. Luật Sherman áp dụng k chỉ với hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến thương mại hay mậu dịch giữa các Bang, mà cả hành vi vi phạm ảnh hưởng đến thương mại hay mậu dịch “với nước ngoài”. Hoa Kỳ còn thiết lập “học thuyết ảnh hưởng” làm cho hiệu lực áp dụng của luật chống độc quyền được mở rộng. 

- Luật cạnh tranh Việt Nam không thể mở rộng áp dụng đối với công ty mẹ ở nước ngoài. Nguyên tắc áp dụng ngoài lãnh thổ của Luật cạnh tranh Việt Nam chưa được định hình rõ ràng vì hình thức biểu hiện của “hoạt động ở VN” rất đa dạng mà lại chưa có cơ sở pháp lý xđ cụ thể phạm vi.

=> Chính phủ Việt Nam cần tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh để đảm bảo nguyên tắc áp dụng ngoài lãnh thổ được thực thi hiệu quả, Dù xây dựng được quy định rõ ràng về phạm vi đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh, dù cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tuân thủ đúng nguyên tắc áp dụng ngoài lãnh thổ khi ra quyết định xử lý các vụ việc cạnh tranh có liên quan doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề mấu chốt là hiệu thực thi hành thực tế của các quyết định đó như thế nào. Khi đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nước ngoài, việc thi hành pháp luật đòi hỏi có sự tôn trọng, hợp tác giữa nhiều quốc gia. Do đó, rất cần sự quan tâm của Chính phủ trong quan hệ ngoại giao, thể hiện thiện chí công nhận pháp luật cạnh tranh của nhau và tiến tới thgia các Hiệp định, Hiệp ước về tương trợ, hợp tác thực thi pháp luật cạnh tranh.

Chính phủ Việt Nam cần tích cực mở rộng quan hệ hợp tắc quốc tễ trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh để đảm bảo nguyên tắc áp dụng ngoài lãnh thor được thực thi hiệu quả. Dù xây dựng được quy định rõ ràng về phajmv vi đói tuowjgn áp dujgn của Luật cạnh rranfh lduf cơ quan.

 

4. Các lưu ý đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư, tiến quân vào thị trường Hoa Kỳ?

Hoa Kỳ thiết lập “học thuyết ảnh hưởng” làm cho hiệu lực áp dụng của luật chống độc quyền Hoa Kỳ được mở ra rất rộng. Nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật chống độc quyền. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ kinh doanh nhập khẩu hay muốn đầu tư, tiến quân vào thị trường này đều có thể trở thành đối tượng áp dụng của luật chống độc quyền.

Theo đó thì Chính phủ Việt Nam cần tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp xuất khẩu về nguyên tắc áp dụng pháp luật ngoài lãnh thổ của các qgia khác, để các dn có thể chú ý phòng tránh bị khiếu kiện và xử lý ở các quốc gia đó.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)