1. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

- Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

- Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện - pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

3. Khái niệm chính thể Cộng hòa

Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.

Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.

4. Phân loại các biến thể của chế độ Cộng hòa

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.

Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống. Cộng hoà đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp. Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc).

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong nhiệm kì nhất định. Đây cũng là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng cơ bản là: chính thể cộng hòa tổng thống cộng hòa đại nghị (Ngoài ra còn có cộng hòa hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị).

5. Những tinh thần chủ đạo trong xây dựng pháp luật của chính thể Dân chủ Cộng hòa

5.1. Đạo đức trong Chính thể Dân chủ Cộng hòa

Đạo đức trong chính thể cộng hoà là một điều rất giản dị: Đó là lòng yêu nền cộng hoà, đó là tình cảm chứ không phải một chuỗi kiến thức. Người kém cỏi nhất cũng như người giỏi dang nhất đều có thể có được tình cảm ấy. Khi dân chúng có lòng tin ở kỷ cương thì họ giữ vững kỷ cương hơn là người quân tử trong chính thể phong kiến. Rất ít khi sự phá hoại kỷ cương bắt đầu từ dân chúng, vì dân chúng chỉ hiểu biết sơ lược nên thường gắn bó chặt chẽ với những gì đã từng được thiết lập.

Lòng yêu nước dẫn tới phong tục tốt, và phong tục tốt nhắc nhở lòng yêu nước. Chúng ta càng ít hài lòng với thị hiếu riêng thì lại càng say sưa với các thị hiếu chung.

Lòng yêu mến nền cộng hoà trong chính thể dân chủ chính là lòng yêu dân chủ. Lòng yêu dân chủ lại là lòng yêu sự bình đẳng không những yêu vì quyền lợi mà yêu cả về nghĩa vụ. Lòng yêu dân chủ còn là lòng yêu cuộc sống thanh đạm. Trong khi mọi người đều có những hạnh phúc và những thuận lợi chung thì họ phải được hưởng lạc thú như nhau, cùng chung ước vọng. Điều này chỉ có thể đạt được trong sự sống thanh đạm nói chung.

Do lòng yêu bình đẳng, người ta chỉ có một tham vọng duy nhất là được giúp ích Tổ quốc nhiều hơn người khác. Không thể trao cho mọi người những công việc như nhau, nhưng phải coi mọi người là ngang nhau khi trao công việc. Như vậy sự khác nhau chỉ nảy sinh trong nguyên tắc bình đẳng khi có những công việc may mắn hay tài năng xuất chúng.

Tính thanh đạm hạn chế ước vọng thu vén riêng cho gia đình mình, mà khuyến khích tình cảm ước mong cho Tổ quốc được giàu cố, thừa thãi. Của cải quốc gia tạo nên sức mạnh chung mà một công dân không thể dùng riêng cho mình, vì dùng riêng là không công bằng.

Cho nên các nước dân chủ tốt thường thiết Ịập nếp sống thanh đạm trong các gia đình, nhưng lại mở cửa cho các chi phí hào phóng công cộng, như ở Athene và Rôma ngày xưa, vẻ huy hoàng và hào phóng nơi công cộng chính là dựa vào sự thanh đạm của các công dân mà cổ được; Cũng giống như tôn giáo yêu cầu con chiên dâng lễ Chúa với bàn tay sạch sẽ, luật pháp thì mong muôn xây dựng nếp sống thanh đạm để công dân có thể đóng góp nhiều cho Tổ quốc.

Lương tri và hạnh phúc cá nhân phần nhiều là do tài năng và tài sản khiêm tốn mà có. Một nước cộng hoà mà luật pháp tạo nên thật nhiều những con người chừng mực thì sẽ có nhiều nhà uyên bác, biết ách cai trị thông minh, sẽ có nhiều người sung sướng và cả nước sẽ sung sướng.

5.2. Tinh thần khiêm tốn, tiết kiệm trong chế độ Dân chủ Cộng hòa

Trong các nước quân chủ và các nựớc chuyên chế không ai mong được bình đẳng. Mỗi người chỉ cố vươn lên địạ vị bề trên, làm thầy, làm chủ kẻ khác. Họ cũng chẳng nghĩ đến nếp sống thanh đạm. Chỉ có những người đã bị phá sản vì trác táng đành phải chịu sống thanh đạm mà thôi, còn những người đang thèm khát xa hoa thì chẳng ai ham gỉ nếp sống thanh đạm. Họ còn khinh rẻ cuộc sống thanh đạm, xa lánh kẻ nghèo nàn nữa kia. Những kẻ đang hau háu nhìn vào các nhà giàu có và nhìn lại những người cùng khổ như

Có những luật lệ hạn chế chi tiêu xa xỉ trong gia đình, và Nhà nước thì tổ chức nhiều trò chơi giải trí công cộng. Đối với một người nghèo thì họ chỉ ghét sự nghèo nàn của họ mà thôi. Họ chẳng yêu mà cũng chẳng biết cái gì làm nên sự nghèo nàn ấy. Đối với nếp sống thanh đạm cũng vậy, muốn yêu nó thì phải có cái gì hưởng thụ trong nếp sống thanh đạm đó. Cho nên ngay trong chính thể cộng hoà cũng phải có những điều luật để đưa người ta đến chỗ nảy sinh lòng yêu bình đẳng và nếp sống thanh đạm.

Khi chính thể dân chủ được xây dựng trên một nền kinh tế thương mại thì sẽ có một số công dân trở nên giàu to, và phải làm sao cho thuần phong mĩ tục không bị sa đoạ.

Tư tưởng thương mại, về bản chất là hướng tới sự thanh đạm, tính tiết kiệm, tính khiêm tốn, thích làm việc, thích yên tĩnh, chuộng trí thông minh, cần có trật tự và kỷ cương v.v... Chỉ khi nào tình trạng thừa thãi của cải phá hoại mất tư tưởng thương mại thì mới nảy sinh điều tồi tệ và mọi thứ lộn xộn của bất bình đẳng.

Để duy trì tư tưởng thương mại thì người công dân chủ yếu (tức là vua, quan, nghị viên v.v...) phải làm gương, khiến cho tư tưởng thương mại chân chính đóng vai trò chủ đạo, không bị pha tạp, mọi điều luật đều phù hợp với nó, khiến cho thương mại làm tăng tài sản của mọi người, đặt các công dân nghèo vào cảnh ngộ dễ chịu, có thể làm việc như mọi người khác, và đặt các công dân giàu có vào một địa vị khiêm tốn, khiến họ cũng phải làm việc thì mới tồn tại, mới có thù nhập.

5.3. Bình đẳng trong chính thể Dân chủ Cộng hòa

Mặc dầu trong chính thể dân chủ linh hồn của Nhà nước phải là sự bình đẳng thực tế; nhưng thật khó mà thiết lập được nó một cách tuyệt đối chính xác. Chỉ cần một cách định mức tương đối để san bằng bớt sự chênh lệch, ví dụ như yêu cầu người giàu phải đóng góp nhiều hơn người nghèo, và có những chính sách cụ thể nâng đỡ người nghèo. Chỉ những người trung lưu thoả mãn với chính sách đó, còn những người cực kỳ giàu có mà không được hưởng quyền lợi và vinh dự hơn người thì họ coi chính sách này là đáng nguyền rủa.

Mọi sự bất bình đẳng trong chính thể dân chủ đều phải tương đôi hợp với bản chất của nền dân chủ. Ví dụ những người nào đó cần có việc làm thường xuyên để không bị nghèo khổ quá, thì họ không được lười biếng trong công việc; và người thợ cả thì không được lên mặt kiêu ngạo. Như vậy là vẫn tồn tại một phần chưa bình đẳng, tồn tại theo lợi ích của nền dân chủ; và đó chỉ là chưa bình đẳng về bề ngoài mà thôi.