Mục lục bài viết
- Những vấn đề phải chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu:
- - Hành vi phạm tội và thủ đoạn thực hiện:
- - Mức độ thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra:
- - Chủ thể thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ mục đích phạm tội:
- - Đặc điểm nhân thân của bị cáo:
- - Những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm:
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015, Luật số: 91/2015/QH13, ngày 24 tháng 11 năm 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự
- CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU Ở VIỆT NAM, Vũ Minh Giám.
2. Nội dung tư vấn:
Những vấn đề phải chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu:
- Hành vi phạm tội và thủ đoạn thực hiện:
Hành vi phạm tội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; trong các tội XPSH chủ yếu là quan hệ tài sản. Vì vậy, cần kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ chứng minh có tội phạm XPSH xảy ra hay không, phải chứng minh được hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội XPSH hay không. Trư ng hợp có hành vi XPSH xảy ra, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, do giá trị tài sản chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm, nên trư ng hợp này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Các tội XPSH thể hiện ở các hành vi: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản, huỷ hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Tuy nhiên, khi làm rõ hành vi phạm tội cụ thể trong nhóm tội XPSH, cần xác định rõ hành vi phạm tội như sau :
Các hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản quy định là tội phạm khi thực hiện hành vi mà không bắt buộc phải có hậu quả thiệt hại về tài sản xảy ra. Các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên. Trư ng hợp tài sản bị xâm phạm có giá trị dưới mức nêu trên, thì phải có một trong các dấu hiệu như: đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là di vật, cổ vật... thì mới được coi là tội phạm.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản bị coi là phạm tội khi tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc là di vật, cổ vật. Hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; tài sản là di vật, cổ vật.
Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Làm rõ thủ đoạn gây án tức là làm rõ cách thức, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội từ khâu chuẩn bị phạm tội, cách thức thực hiện tội phạm, cách che dấu tội phạm, cách thức tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được. Nghĩa là phải làm rõ được hung thủ đã chuẩn bị cho việc gây án đó như thế nào; có sự chuẩn bị trước hay do bột phát tức thời; khi gây án thủ phạm thực hiện như thế nào; gây án xong thủ phạm có ý thức tạo hiện trư ng giả hoặc xóa dấu vết hiện trường, đánh lạc hướng CQĐT không. Mức độ nguy hiểm của tội phạm được xác định trên cơ sở nghiên cứu tính chất của hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi đó.
Để xác định đúng tội danh, thì cần nghiên cứu các chứng cứ xác định phương thức, thủ đoạn phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội thể hiện ở hành vi phạm tội, bao gồm: hành vi công khai, hành vi lén lút, gian dối; dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay không (nếu có, thì dùng như thế nào). Điều này làm cơ sở để xác định chính xác tội danh trong nhóm tội XPSH đối với hành vi phạm tội của bị cáo.
Các tội XPSH được phân biệt với nhau chủ yếu thông qua hành vi khách quan, đặc biệt là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội có thể ngư i phạm tội thay đổi thủ đoạn và sự thay đổi đó có thể dẫn tới chuyển hóa tội phạm. Do vậy, việc làm rõ phương thức, thủ đoạn phạm tội sẽ tạo ra cơ sở quan trọng để phân biệt rõ giữa các tội phạm XPSH, từ đó bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội.
- Mức độ thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra:
Hậu quả do các tội XPSH gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi xét xử sơ thẩm các tội XPSH cần xác định được thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra. Hậu quả về tài sản do tội phạm gây ra là căn cứ để định tội hoặc định khung hình phạt tăng nặng đối với các tội XPSH.
Trong nhóm tội XPSH (trừ 4 tội có cấu thành hình thức), mức độ thiệt hại về tài sản còn là căn cứ để xác định đó có phải là hành vi phạm tội hay không. Nếu không có dấu hiệu bắt buộc khác trong cấu thành cơ bản, thì thiệt hại về tài sản phải trên mức tối thiểu mới bị coi là tội phạm XPSH. Trong giai đoạn điều tra, truy tố; hồ sơ VAHS đã có các tài liệu, chứng cứ thể hiện giá trị tài sản bị thiệt hại, như: biên bản thu giữ tài sản, biên bản xác định giá trị tài sản trong tố tụng hình sự, kết luận về định giá tài sản trong tố tụng hình sự ...
Tuy nhiên khi xét xử sơ thẩm, TA cần phải kiểm tra tính hợp pháp về trình tự, thủ tục và tính có căn cứ của kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự, để xác định mức độ thiệt hại về tài sản làm cơ sở giải quyết vụ án.
Trong một số tội XPSH, ngoài thiệt hại về tài sản thì cần làm rõ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngư i; thiệt hại do xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; thiệt hại do xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức do tội phạm gây ra... Những thiệt hại này là cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và là căn cứ để giải quyết phần dân sự trong VAHS về các tội XPSH.
- Chủ thể thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ mục đích phạm tội:
Đây là những yếu tố về chủ thể và mặt chủ quan của các tội XPSH, có ý nghĩa trong việc xác định ngư i đã thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Để chứng minh làm rõ vấn đề này là một vấn đề không hề đơn giản trong đó cần phải làm rõ các nội dung sau:
+ Phải chứng minh làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là xác định chủ thể của các tội XPSH.
+ Khi đã xác định được ngư i thực hiện hành vi XPSH thì cần xác định người đó có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; đạt độ tuổi theo luật định hay chưa.
Để xác định chính xác độ tuổi của bị cáo phải căn cứ vào một trong các giấy t như:
Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu... Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc xác định chính xác tuổi của bị cáo là một vấn đề phức tạp, vì tuổi thực tế không đúng với giấy tờ hoặc người phạm tội không có giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp đó phải có kết quả trưng cầu giám định để xác định độ tuổi của bị cáo.
+ Phải chứng minh lỗi của ngư i phạm tội là cố ý hay vô ý, lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả.
+ Làm rõ động cơ mục đích gây án. Nghĩa là phải làm rõ được thủ phạm gây án do động cơ nào; gây án để nhằm mục đích gì. Ví dụ: Bị cáo thực hiện hành vi cướp giật để làm nguồn sống, hay lấy tiền mua ma túy...
- Đặc điểm nhân thân của bị cáo:
Đặc điểm về nhân thân của ngư i phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo và trong việc quyết định hình phạt khi xét xử sơ thẩm về các tội XPSH. Do đó, để giải quyết đúng đắn VAHS, thì đòi hỏi phải làm rõ nhân thân của ngư i phạm tội.
Trong xét xử sơ thẩm, nhân thân người phạm tội là cơ sở để khẳng định tội phạm và quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử cho chúng ta thấy những đặc điểm thuộc về nhân thân của ngư i phạm tội bao gồm: Những đặc điểm có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm hoặc đến thái độ sau khi phạm tội, nên cần phải làm rõ: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay chưa; phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm; người đã đủ 18 tuổi hay người chưa đủ 18 tuổi; người có thái độ tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, người tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải v.v...
Nghiên cứu đầy đủ các chứng cứ để làm rõ đặc điểm nhân thân của bị cáo hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xét xử VAHS nói chung và VAHS về các tội XPSH nói riêng. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt thì HĐXX không được quá nhấn mạnh về nhân thân của ngư i phạm tội mà xử lý thiếu công bằng, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.
- Những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm:
Trong quá trình xét xử sơ thẩm về các tội XPSH, cần phải chứng minh làm rõ về nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Đây là cơ sở để HĐXX có những kiến nghị đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê