Mục lục bài viết
- 1. Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở đâu?
- 2. Sau khi ly hôn muốn đưa con sang nước ngoài nhưng chồng không đồng ý?
- 3. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định?
- 3.1 Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
- 3.2 Cơ quan giải quyết ly hôn
- 3.3 Các bước tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
- 3.4 Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn
- 3.5 Một số lưu ý về thủ tục ly hôn
1. Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở đâu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về ly hôn, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp ly hôn sau đây (căn cứ theo Điều 127, Luật hôn nhân và gia đình 2014):
- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 35 và Điều 37, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
và Điều 37 quy định:
Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy: Căn cứ theo các điều nêu trên thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tỉnh.
Theo đó trường hợp của chị thì chị có thể nộp đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nơi chị đang cư trú.
>> Xem thêm:
- Có thể làm thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài?
- Chồng đi nước ngoài vợ ở nhà tẩu tán tài sản giờ đơn phương xin ly hôn được không?
2. Sau khi ly hôn muốn đưa con sang nước ngoài nhưng chồng không đồng ý?
Căn cứ theo Điều 82 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
"Điều 82: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Như vậy, người không trực tiếp nuôi con chỉ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và họ không gây ảnh hưởng xấu đến con nên việc chị xin tòa hạn chế quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con trong trường hợp này là không có căn cứ.
>> Xem ngay: Chưa ly hôn có được lấy chồng nước ngoài được không?
3. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định?
Trả lời:
3.1 Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục ly hôn được tiến hành tại Tòa án theo quy định tại luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (văn bản mới: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được tất cả những vấn đề, Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan (quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản) thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo quy định pháp luật.
Yếu tố nước ngoài” được giải thích rõ tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự
Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
2. Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.
3.2 Cơ quan giải quyết ly hôn
- Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ Điều 33, Điều 34, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết.
Tóm lại:
- Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;
- Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Một số vấn đề cần lưu ý đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP :
"4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án."
Hồ sơ làm thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, gồm:
- Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- CMND và hộ khẩu;
- Giấy khai sinh các con;
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
3.3 Các bước tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
3.4 Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn
Ly hôn đồng thuận: thời gian khoảng từ 1 đến 4 tháng;
Ly hôn đơn phương: cấp sơ thẩm khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng(nếu có kháng cáo).
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).
3.5 Một số lưu ý về thủ tục ly hôn
Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương;
Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp);
Phí ủy thác tư pháp từ 5 đến 7 triệu đồng;
Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật;
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.