1. Khái niệm ô nhiễm môi trường biển do chất thải lỏng gây ra

Ô nhiễm môi trường biển: là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất và thành phần vốn có theo chiều hướng xấu(nước biển bị nhiễm bẩn)nguyên nhân do các yếu tố tự nhiên,và nhân tạo dưới dạng rắn,lỏng....gây ra, gây thiệt hại hệ sinh vật sống dưới biển,sức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường biển do chất lỏng gây ra cụ thể: là hiện tượng ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt,công nghiệp,nông nghiệp,đặc biệt là ô nhiễm do tràn dầu ở các tàu thuyền trên vùng biển việt nam nói riêng và quốc tế nói chung.Việc giám sát ô nhiễm dầu trên biển đối với các quốc gia ven bờ như Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trên nhiều góc độ môi trường và kinh tế xã hội.

2. Thực trạng

Đối với Việt Nam, thực trạng ô nhiễm biển từ tàu (chủ yếu là dầu) cũng không có gì khá hơn. Theo số liệu thống kê, từ năm 1987 đến nay đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu ở Việt Nam, gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh vật ở các vùng biển, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và sự ổn định của xã hội. Tại vùng biển quần đảo Trường Sa và khu vực biển có tuyến hàng hải quốc tế, hàm lượng dầu trong nước biển thuộc loại cao, chỉ sau vịnh Bắc Bộ. Qua nghiên cứu ảnh chụp vệ tinh, có thể thấy nhiều vệt dầu loang trên các tuyến hàng hải quốc tế dọc hải phận Việt Nam. Đây là lượng dầu thoát ra từ tàu chở dầu (thải chức năng) chiếm tới 0,7% tải trọng của tàu trong

quá trình vận chuyển thông thường. Ngoài ra, các vụ tai nạn hàng hải gây ra tràn dầu cũng đã được ghi nhận, như:

- Tháng 9 năm 2001, tàu Formosa (Liberia) đâm vào tàu Petrolimek 01 (Việt Nam) làm tràn 1.000 mdầu, gây ô nhiễm tại vịnh Gành Rỏi - Vũng Tàu.

- Năm 2003, tàu Hồng Anh (Việt Nam), chở 600 tấn dầu từ Cát Lái đi Vũng Tàu, bị sóng đánh chìm làm dầu tràn gây ô nhiễm vùng biển Cần Giờ.

- Tháng 10 năm 2007, tàu New Oriental bị đắm ở vùng biển Tuy An (Phú Yên), dầu loang trên biển có diện tích khoảng 25 ha.

- Tháng 11/2017, 9 tàu chở hàng bị chìm và mắc cạn do bão số 12 đánh bật vào vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), sau khi bị va đập hoặc bị chìm, dầu từ các tàu này đã loang ra vùng biển Quy Nhơn.

Như vậy, có thể thấy rằng, ô nhiễm biển từ tàu có hoạt động dầu khí là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ô nhiễm các vùng biển, nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây ô nhiễm môi trường biển của nước ta. Theo các cơ quan chức năng, dọc đường bờ biển Việt Nam đã xuất hiện các vệt dầu loang không rõ nguồn gốc và nguyên nhân. Theo nhận định của các chuyên gia, khả năng “thủ phạm” gây tràn dầu tại khu vực biển Đông có thể là các giàn khoan khai thác dầu của Việt Nam hoặc nước ngoài, dầu theo dòng hải lưu hoặc gió mùa dạt vào bờ biển Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có thể do các dàn khoan khi dỡ bỏ không khai khác, các miệng dầu không được bịt kín làm dầu tràn gây ô nhiễm môi trường biển xung quanh.

3. Nguyên nhân hậu quả của ô nhiễm môi trường biển do chất thải lỏng gây ra

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách còn bất cập...

Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật….  mà lượng lớn chất thải này chưa được xử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ. 

Nguyên nhân nữa đó là do tràn dầu. Do tốc độ tăng trưởng nhanh là gia tăng lượng tiêu thụ xăng dầu. Vì lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, hậu quả là một lượng lớn dầu bị rò rỉ ra bên ngoài môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng

Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30

tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. 

Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 

Hậu quả: Ô nhiễm môi trường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nó gây hại cho sức khỏe của người dân sống tại khu vực lân cận. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,… Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.

4.  Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973

Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhêm d tàu gây ra, được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78): Đây là công ước quan trọng nhất. Cùng với Công ước Luật biển 1982, các ĐƯQT chuyên môn này đã hình thành một hệ thống hoàn chỉnh các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu và khắc phục hậu quả của vấn đề ô nhiễm này.

Trước hết cần phải kể đến Công ước 1973 về ngăn chặn ô nhiễm biển từ tàu được chỉnh lý bổ sung bằng Nghị định thư 1978. Công ước này còn được gọi là Công ước MARPOL 73/78. Công ước nghiêm cấm không được thải đổ không chỉ dầu mà cả chất thải có dầu, chất độc hại từ tàu… Công ước có hiệu lực từ năm 1983. Mục đích của công ước là ngăn chặn việc ô nhiễm biển từ việc thải chức năng của tàu, và cả một phần từ các giàn di động và trạm cố định trên biển.

Công ước Marpol có các phụ lục kèm theo, trong đó phụ lục 1 về “ngăn chặn ô nhiễm biển do dầu, ghi nhận các tiêu chuẩn và danh mục các chất thải loại từ tàu, theo quy định tổng lượng thải loại không quá 1/30.000 trọng tải của tàu. Phụ lục 2 về “kiểm soát ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại” áp dụng cho các tàu vận chuyển các chất gây ô nhiễm không phải là dầu. Phụ lục này ghi nhận và chia thành 4 loại chất tùy theo mức độ độc hại với các giới hạn phù hợp có thể thải xuống biển. Phụ lục 4 và 5 quy định những giới hạn cho phép thải bỏ các chất thải và rác từ tàu, những giới hạn này được thể hiện ở các điều kiện cho phép thải bỏ, như: khoảng cách từ tàu tới bờ biển, tốc độ của tàu…

Công ước MARPOL có cấu trúc gồm Phần “Quy định chung” ( Article) và 06 Phụ lục (Annex), Việt Nam hiện đã tham gia đủ 6 Phụ lục:

- Phụ lục I: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu 

- Phụ lục II: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô

- Phụ lục III: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại chuyên  chở trên biển dưới dạng bao gói

- Phụ lục IV: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu

- Phụ lục V: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu

- Phụ lục VI: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do không khí do tàu gây ra

- Đối với chất thải lỏng: Phụ thuộc vào tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu, trình độ chuyên môn của thuyền viên, chất lượng nhiên liệu được cấp, loại hàng tàu chở,...  Hiện nay, loại chất thải này khó kiểm soát.

Việt Nam đã tham gia các Phụ lục I & II từ năm 1991, tuy nhiên chúng ta chưa gia nhập các Phụ lục còn lại của Công ước. Cục Hàng hải Việt Nam vừa xây dựng Đề án đề xuất gia nhập các phụ lục còn lại của Công ước Marpol 73/78. Hiện nay, nội

dung Đề án đã được trình lên Bộ Giao thông vận tải để lấy ý kiến các đơn vị, bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét gia nhập.

 

 Công ước MARPOL 73/78 dành cho các quốc gia thành viên quyền hạn rộng rãi trong việc kiểm soát các tàu nước ngoài. Công ước đảm bảo cho quốc gia có cảng quyền kiểm tra tàu nước ngoài, nếu có lý do nghi vấn rằng tàu đó đã vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia khác. Cần lưu ý rằng, Công ước MARPOL 73/78 không điều chỉnh các trường hợp chủ ý đổ thải và nhấn chìm các chất thải và vật liệu khác. Vấn đề này thuộc thẩm quyền điều chỉnh của Công ước London 1972 về ngăn chặn ô nhiễm biển từ chất thải và vật liệu khác.

Nhằm mục đích ngăn chặn ô nhiễm biển do dầu lan truyền trên phạm vi lớn tại các vùng biển, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và thông qua được Công ước năm 1969 về can thiệp trên biển cả, trong các trường hợp tai nạn dẫn đến ô nhiễm dầu, sau đó được bổ sung bằng Nghị định thư năm 1973 đề cập đến việc can thiệp trong tai nạn ô nhiễm biển từ các nguồn chất khác không phải là dầu. Công ước này cho phép các quốc gia ven biển được thông qua các biện pháp cần thiết trong trường hợp tàu nước ngoài bị nạn nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác dụng ô nhiễm đối với bờ biển và các lợi ích của mình. Đây là sự can thiệp cần thiết, khi tàu gặp nạn trên biển cả gây ô nhiễm và khả năng ô nhiễm lan rộng trong môi trường nước đe dọa bờ biển và lợi ích của quốc gia. Việc áp dụng các biện pháp này được tiến hành với điều kiện có sự thông báo sơ bộ cho quốc gia mà tàu treo cờ. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt khẩn cấp các biện pháp nêu trên có thể được áp dụng mà không cần phải thông báo sơ bộ hoặc tham vấn quốc gia mà tàu mang cờ. Trong bất kỳ trường hợp nào, các hành vi thực hiện phải tương xứng với thiệt hại phát sinh hoặc đe dọa phát sinh trong thực tế.

5. Nguồn pháp luật áp dụng về vấn đề ô nhiễm môi trường biển do chất thải lỏng gây ra

Các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà các quốc gia đã kí kết;

Các tập quán pháp lí quốc tế;

Các án lệ ;

Quy định của pháp luật về về nguyên nhâm ô nhiễm môi trường biển do chất thải lỏng gây ra;

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992(FUND 1992);

Thông tư 09/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;

Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1974 (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991);

Công ước Luật biển 1982 (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994);

Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (Việt Nam tham gia ngày 18/12/1990);

Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1978/1995 (STCW) (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991);

Công ước về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng BASEL 1989 (Việt Nam tham gia ngày 11/6/1995);

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu 2001;

Công ước quốc tế về thiết lập quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu 1992;

Công ước quốc tế  về sẵn sàng ứng phó và hợp tác ô nhiễm dầu 1990;

Năm 1989 , sau một loạt những vụ tràn dầu xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và môi trường; IMO đã bắt tay vào xây dựng dự thảo Công ước quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc xây dựng năng lực ứng phó, xử lý khi có sự cố ô nhiễm dầu.