Mục lục bài viết
1. Xe ô tô, xe máy lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại có bị xử phạt hay không?
Còi xe ô tô, xe máy là một trong những chi tiết phụ tùng xe ô tô thuộc hệ thống tín hiệu. Người lái xe thường dùng tín hiệu còi xe để báo cho người tham gia giao thông về sự có mặt của xe hay hướng dịch chuyển của xe để đảm bảo an toàn. Đây là một trong những hệ thống tín hiệu có tính ứng dụng cao và rất cần thiết khi di chuyển trên đường và tránh các tình huống tai nạn đáng tiếc.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện thay đổi kết cấu còi xe hoặc lắp đặt những thiết bị độ còi như: lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại. Những thiết bị này còi phát ra sẽ tự động chia quãng, âm thanh phát ra âm thanh độc lạ gây sức hút hơn so với tiếng phát ra từ còi gốc của xe. Nhưng những loại còi này lại mang đến những hiểm họa khôn lường.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Do đó, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Trường hợp chủ phương tiện đã thay còi khác so với kiểu loại ban đầu của xe ô tô, xe máy (bởi thông thường xe mô tô khi xuất xưởng được cơ quan đăng kiểm kiểm tra; xác định xe xuất xưởng bán ra thị trường bảo đảm yêu cầu các tính năng kỹ thuật của xe theo thiết kế) là không phù hợp với quy định nêu trên của Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy, việc lắp còi ngân, còi nhại, còi hơi là không phù hợp với quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Việc lắp còi của chủng loại xe khác tuy không làm thay đổi nhiều về hình dáng kích thước của xe nhưng có thể không đảm bảo độ bền vững và phần nào thay đổi hình thức của xe nên không được phép thực hiện. Người nào vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Ô tô, xe máy lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đối với những hành vi vi phạm liên quan đến việc lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021. Cụ thể như sau:
Loại xe | Hành vi vi phạm | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
| Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định | Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng | Điểm g Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
| Phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 01 triệu đồng | Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng | Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng | Điểm b Khoản 2 ĐIều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP | |
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định | Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng Đồng thời còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; bị tịch thu còi vượt quá âm lượng | Điểm d Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
| Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng | Điểm n Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
|
Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe không có còi; Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng Tịch thu còi | Điểm a, điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm d Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Như vậy, việc lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại cho xe ô tô, xe máy sẽ được xác định là hành vi sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, đối với xe máy sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe thì bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng và bị tịch thu còi. Đối với ô tô có còi nhưng không có tác dụng thì bị phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng. Còn nếu người điều khiển xe ô tô mà lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quá quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng; đồng thời còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; bị tịch thu còi vượt quá âm lượng.
Ngoài ra, khi người điều khiển xe ô tô, xe máy lắp đặt còi hơi, còi ngân, còi nhại mà còn thực hiện các hành vi vi phạm khác (như bấm còi liên tục trong khu đông dân cư, ...) thì tùy từng loại xe, mức xử phạt sẽ được áp dụng như bảng nêu trên.
3. Xe ô tô, xe máy lắp còi hơi, còi ngân, còi nhại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đối với trường hợp xe ô tô, xe máy lắp đặt còi hơi, lắp còi ngân, lắp còi nhại khi tham gia giao thông đường bộ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người khác bằng việc cố tình bấm còi không đúng quy định làm cho người khác lạc tay lái dẫn đến việc tai nạn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Khi rơi vào trường hợp này thì người điều khiển xe sẽ bị áp dụng 02 khung hình phạt chính như sau:
- Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt từ tù 03 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội làm chết người trở lên.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp vô ý làm chết người đều xử lý theo Điều 128 Bộ luật hình sự. Nếu vô ý làm chết người nhưng lại đồng thời thỏa mãn cấu thành tội riêng biệt khác quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật hình sự thì xử lý theo các tội riêng biệt ấy.
Quý khách có thể tham khảo bài viết: Các xe ô tô bấm còi trong đêm có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt là bao nhiêu? của Luật Minh Khuê
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.