Phân biệt đồng phạm với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Khoản 1 Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản trên thực tế không phải là hành vi đồng phạm mà cấu thành một tội phạm độc lập được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 với những đặc điểm thể hiện sự khác biệt với hành vi đồng phạm trên một số khía cạnh sau:
+ Thứ nhất, người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không có sự hứa hẹn trước với người có tài sản về việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản. Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với hành vi đồng phạm.
+ Thứ hai, người có hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không biết được tội phạm mà người phạm tội thực hiện ở đâu, khi nào để có được tài sản đó.
+ Thứ ba, người có hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mặc dù biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là do hoạt độngphạm tội mà có nhưng họ không biết được tội phạm mà người phạm tội thực hiện ở đâu, khi nào để có được tài sản đó.
Phân biệt đồng phạm với Tội che giấu tội phạm:
Khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người nào không hứa hẹn trước nhưng khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vềt, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra xử lý người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.
Hành vi che giấu tội phạm không phải là hành vi đồng phạm mà cấu thành một tội phạm độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 389. Bởi vì:
+ Thứ nhất, người có hành vi che giấu không có sự hứa hẹn trước với người thực hiện tội phạm được che giấu. Đây chính là đặc điểm thể hiện sự khác biệt trong hành vi che giấu tội phạm và hành vi đồng phạm.
+ Thứ hai, hành vi che giấu tội phạm không có mối quan hệ nhân - quả với tội phạm được thực hiện. Trong đó, hình thức lỗi cố ý của tội che giấu tội phạm chỉ xuất hiện kể từ khi tội phạm được che giấu đã kết thúc.
+ Thứ ba, hành vi che giấu chỉ cấu thành tội phạm khi tội phạm đó được quy định trong Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong khi đó, đối với một vụ án đồng phạm, giữa những người tham gia thực hiện tội phạm luôn có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước, luôn có sự hứa hẹn về việc sẽ che giấu tội phạm. Hành vi che giấu tội phạm trong đồng phạm thì luôn có mốỉ quan hệ nhân - quả với tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm và hình thức lỗi cố ý trong đồng phạm được thê hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm.