Mục lục bài viết
1. Tiêu thụ đồ trộm cắp có phạm tội không?
Xin chào công ty tnhh luật Minh Khuê ! Tôi có 1 số câu hỏi xin được công ty tư vấn như sau:
1. Thời gian vừa qua bố tôi có mua 1 cái chuông đồng cũ 15 kg với giá 40nghìn/1kg . Tức là cái chuông có giá trị 600 nghìn. Nhưng không biết là đồ trộm cắp.
2. Sau khi công an bắt người người bán chuông thì xảy ra 1 số vấn đề như sau:
+ Công an giả danh người mất đồ đến chuộc chuông (khác huyện nên không biết).
+ Khi chuộc lại nói là '' giá bao nhiêu cũng chuộc'' nhằm đánh vào lòng tham để bố tôi sập bẫy.(vì số tiền lớn sẽ bị khởi tố). Bố tôi đồng ý cho chuộc với giá 6.300.000đ . Và sau khi chuộc được chuông thì bố tôi bị bắt. Theo như công an nói thì là bố tôi đã có hành vi '' tiêu thụ đồ trộm cắp và chiếm lợi bất chính số tiền tương đối lớn.
+ Đến hôm nay là bố tôi đã bị tạm giữ 13 ngày.
Vậy tôi xin hỏi :
- Hành động của công an như vậy là đúng hay sai?
- Và chuyện của bố tôi nên giải quyết và áp dụng vào điều khỏan nào và có phải ngồi tù không?
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã tư vấn !
Trả lời:
Vấn đề của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:
Như bạn trình bày: Bố bạn đã mua một cái chuông nhưng không biết đó là đồ trộm cắp. Sai khi công anh bắt được người trộm chuông thì công an đã đến nhà bạn và giả danh là người dân thường đi mua chuông. Sau khi mua chuông của bố bạn với giá thỏa thuận thì công an đã thực hiện lệnh bắt bố bạn. Công an cho rằng bố bạn đã có hành vi '' tiêu thụ đồ trộm cắp và chiếm lợi bất chính” Vấn đề của bố bạn được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
Điều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Từ căn cứ pháp lý và tình huống của Bố bạn nêu trên cho thấy bố bạn đã mua chiếc chuông theo giá thỏa thuận và không biết chiếc chuông này là của trộm cắp. Chiếc chuông là động sản không đang ký quyền sở hữu. Nên trong trường hơp này bố bạn thuộc trường hợp người thứ ba ngay tình đối với vụ việc này. Do đó trong trường hơp này giao dịch của bố bạn với người trôm cắp cái chuông bị vô hiệu. Chiếc chuông sẽ phải được trả lại cho người sở hữu nó. Còn người trôm cắp sẽ bị chịu trách nhiệm pháp lý và trả lại số tiên 60.000 đồng cho bố bạn. Bố bạn không có lỗi trong trường hợp này. Khi công an đưa lên để xét hỏi thì Bố bạn chỉ cần khai đúng sự thật và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của bộ công an trong việc xét hỏi những người liên quan đến vụ án.
Còn việc định giá chiếc chuông không phải do các bên mua bán tự định giá mà để có thể xác định giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có kết quả định giá tài sản của cơ quan định giá có thẩm quyền.
>> Tham khảo: Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?
2. Tiêu thụ tài sản do trộm cắp có được hưởng án treo không?
Chồng tôi tiêu thụ tài sản xe máy biết rõ là trộm cắp nhưng vì ham rẻ vẫn mua bán liên tiếp 4 chiếc Được định giá 43tr đồng bị khởi tố tội tiêu thụ theo khoản 1 điều 250 bộ luật hình sự. Chồng tôi chưa có tiền án tiền sự. Gia đình người nhà có công với cách mạng .là trụ cột chính của gia đình. Đã thành khẩn khai báo.Có tiểu sử bệnh án tâm thần đã được trưng cầu giám định tại viện giám định pháp y tâm thần trung ương kết luận trước và sau cùng thời điểm hiện tại là người mắc bệnh tâm thần hoang tưởng F20.0 ở mức độ thuyên giảm. Thiếu khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Vậy tôi xin hỏi với những thông tin như trên tòa án sẽ giải quyết hình phạt như thế nào. Có được hưởng án treo không. Với bệnh án trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay phải điều trị bắt buộc không.
BLHS quy định về trường hợp này như sau:
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tácx) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Điều 65. Án treo1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Như vậy, chồng bạn phạm tội ít nghiêm trọng và có 4 tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng.
Theo Hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:
Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.2. Có nhân thân tốt.Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Với các căn cứ trên, chồng bạn đã đủ điều kiện hưởng án treo.
>> Xem thêm: Tư vấn về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ?
3. Bị công an lập biên bản về tội trộm cắp thì có ảnh hưởng gì?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Án tích là việc người đã bị kết án (hình sự) và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Sau khi thi hành bản án hình sự 1 thời gian nhất định thì người bị kết án được mặc nhiên xoá án tích hoặc được toà án cấp chứng nhận xoá án tích.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:
"Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 72 của Bộ luật này.
Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án"
Từ quy định trên, chúng ta hiểu rằng, được coi là có án tích khi đã bị kết án, tức là đã bị Tòa án tuyên án bằng một bản án thông qua một phiên tòa. Trường hợp của bạn, bạn chỉ bị cơ quan công an lập biên bản về hành vi vi phạm thì không bị coi là có án tích. Biên bản chỉ có ý nghĩa là loại giấy tờ ghi lại hành vi vi phạm đã được thực hiện vào thời điểm nào, bởi ai, thực hiện như thế nào, hậu qua ra sao. Hành vi của bạn được hiểu là đã bị công an lập biên bản nhắc nhở về hành vi vi phạm pháp luật.
Do đó, bạn không có án tích, không ảnh hưởng gì đến lý lịch và quá trình bạn theo đuổi nghề luật sư.
4. Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì các tình tiết giảm nhẹ được quy định như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;m) Phạm tội do lạc hậu;n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;r) Người phạm tội tự thú;s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tácx) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Và cũng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định như sau:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Vậy, với tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:thì khi có 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì toà án có thể quyết định hình phạt đối với anh là cải tạo không giam giữ đến ba năm. Vì đây là khung hình phạt nhẹ nhất của tội trộm cắp tài sản nên toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Xin chào quý luật sư của đoàn luật Minh Khuê. Hiện tại em đang có 1 thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp em ạ. Câu hỏi như sau ạ: TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP, hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Đúng hay sai, vì sao?. Em xin chân thành cảm ơn.
Khẳng định này sai. Vì các hình phạt chính theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội1. Hình phạt chính bao gồm:a) Cảnh cáo;b) Phạt tiền;c) Cải tạo không giam giữ;d) Trục xuất;đ) Tù có thời hạn;e) Tù chung thân;g) Tử hình.
Đối với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền thì không phải chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà phạt tiền, phạt cảnh cáo có thể áp dụng đối với người có hành vi vi phạm hành chính mà không phải người phạm tội.
Thưa luật sư, Anh chị cho e xin mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt dùng cho bị cáo ?
Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt bạn có thể tham khảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----****-------
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT
(V/v: ........................................ )
Kính gửi : - Tòa Án Nhân Dân huyện/tỉnh……
- Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện/tỉnh….
Tôi tên :...................................................................................
Ngày sinh: ……../…..…/20……… Giới tính: Nam/nữ Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư nhân dân số:….Cấp ngày: ……/…./20…….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:............................................
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: Tôi là bị hại trong vụ án lừa đảo ... (trình bày sự việc)… Đươc Tòa án Nhân Dân huyện/tỉnh ... thụ lý số ... có quyết định đưa ra xét xử ngày ...
Kính thưa quý cấp việc làm của bị cáo đã vi phạm các quy định của pháp luật và được đưa ra xử phạt là đúng theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng mong quý cấp xem xét giảm nhẹ hình phạt .Bởi lẽ, ... (nếu lý do) ...
Vậy nay tôi viết đơn này xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo ... Rất mong quý cấp xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
(Ký tên)
....................................
5. Móc túi có được coi là trộm cắp tài sản không?
Trả lời:
Về hành vi cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 171. Tội cướp giật tài sản1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;i) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;....
Như vậy, hành vi của em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Việc tự thú hành vi phạm tội là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46. Vì vậy, việc tự thú khi đã thực hiện tội phạm mà chưa bị khởi tố là một trong những yếu tố cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính người phạm tội. Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 46 như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:...b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
>> Tham khảo: Các yếu tố cấu thành tội "Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".