1. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai?

Sự nhầm lẫn giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai có thể xảy ra do sự hiểu lầm về các khái niệm và phạm vi của chúng.

Tranh chấp đất đai là một khái niệm tổng quát để chỉ sự xung đột mâu thuẫn hoặc tranh cãi về quyền sở hữu, quyền sử dụng và các vấn đề liên quan đến đất đai giữa các cá nhân, tổ chức và các bên liên quan khác. Tranh chấp đất đất đai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như xung đột quyền sở hữu, xung đột quyền sử dụng tranh chấp, biên giới tranh chấp, quyền thừa kế tranh chấp, hợp đồng mua bán đất đai

Tranh chấp liên quan đến đất đai chỉ đến những tranh chấp cụ thể liên quan đến việc sử dụng quản lý và phân chia đất. Đây có thể là các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, phân chia đất do mục đích sử dụng như làm đường, xây dựng công trình công cộng, khu đô thị trồng trọt. Tranh chấp liên quan đến đất đai thường liên quan đến việc giải quyết các vấn đề pháp lý, quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan trong việc sử dụng đất đai.

 

2. Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai

 Tiêu chí  Tranh chấp đất đai Tranh chấp liên quan đến đất đai
 Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân gia đình 2014

Luật đất đai 2013

Luật tố tụng dân sự 2015

 Khái niệm Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai Tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.
 Bản chất Tranh chấp về xác định ai là người có quyền hợp pháp đối với đất đai

Tranh chấp đất đai về đất bao gồm tranh chấp:

- Tranh chấp hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai

- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai. Ví dụ vợ chồng phân chia tài sản chung là nhà đất

- Tranh chấp về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất

 Các loại tranh chấp phổ biến

 - Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc Nhà nước

- Tranh chấp giữa người sử dụng chung đất hoặc về quyền nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

- Tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa kế đất đai
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã  Bắt buộc  Không bắt buộc
Trình tự khởi kiện

Sau khi đã hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại tòa án

Đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp tỉnh

- Khởi kiện tại tòa án

 Có quyền khởi kiện tại tòa án mà không cần thông qua Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Thời hiệu khởi kiện Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện

Tranh chấp về thừa kế thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản 

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết Tòa án Nhân dân nơi có đất đai xảy ra tranh chấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp tỉnh  Tòa án

 

3. Những lý do phải hiểu rõ tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai

Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai giúp rõ ràng hơn trong các đặt vấn đề hiểu rõ tình huống tranh chấp và áp dụng các biện pháp giải quyết phù hợp. Nó cũng hỗ trợ trong việc xác định phạm vi và mục tiêu giải quyết tranh chấp. Đồng thời tạo ra sự chính xác và rõ ràng trong quá trình pháp lý và quản lý đất đai. Việc phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là quan trọng bởi nó giúp:

- Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp

Nếu là tranh chấp đất đai, Căn cứ khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất phải hòa giải tại uỷ ban ở xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Nói cách khác nếu không hoà giải tại Ủy ban xã, phường, thị trấn tại nơi có đất sẽ không được khởi kiện luôn tại tòa hoặc không được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp tỉnh giải quyết.

Được khởi kiện luôn tại toàn nếu là nếu là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cho thuê lại, quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tranh chấp khi quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

- Khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp sổ đỏ

Căn cứ khoản 1 điều 7 thông tư 33/2017TT-TNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản riêng với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Đối với người đề nghị cấp giấy chứng nhận khi nào bên gửi đơn kiện tranh chấp đất đai tài sản gắn với đất tại tòa án hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan này gửi văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới bị từ chối tiếp nhận, nếu không cần phải tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy định

Đối với người muốn ngăn cản người khác được cấp giấy chứng nhận phải gửi đơn kiện cho Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi có đất

- Lựa chọn hình thức giải quyết:

Căn cứ khoản 1 khoản 2 điều 203 luật đất đai, tranh chấp đất chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban xã phường thị trấn nơi có đất mà không thành thì được giải quyết:

+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điều 100 bộ luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
  • Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

 Chính vì vậy việc hiểu rõ hai khái niệm tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là vô cùng quan trọng để lựa chọn những hình thức và thủ tục pháp lý phù hợp.

Để tìm hiểu về vấn đề trên quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Tranh chấp đất đai là gì? thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai  của luật Minh Khuê

Trên đây là bài viết phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai luật Minh Khuê xin gửi tới quý khách hàng. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn quý khách đã quan tâm theo dõi.