Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý là việc tổ chức chỉ đạo một hệ thống hay quá trình dựa trên những quy luật, định luật hay những nguyên tắc tương ứng, làm cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được những kết quả đã định trước.

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội, hành chính – chính trị.

Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm đó là được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật. Tính chất pháp lý này còn xác định cơ sở để buộc các chủ thể phải tuân thủ một cách thống nhất và chính xác các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc này còn mang tính khách quan, khoa học và ổn định. Các nguyên tắc này phải được xây dựng, tổng kết và rút ra từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, chúng lại được ghi nhận thông qua nhận thức chủ quan của con người. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đều có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất.

Có hai nhóm nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước, đó là: nhóm các nguyên tắc chính trị - xã hội (gồm: nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa) và nhóm các nguyên tắc

Phân cấp quản lý

Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng được thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc này là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ việc bảo đảm cả hai yếu tố tập trung và dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.

Thuật ngữ “phân cấp quản lí” dùng để chỉ sự phi tập trung hóa trong quản lý nhằm phát huy dân chủ, tự chủ, sáng tạo,… của địa phương, cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và quản lý hành chính nhà nước. Phân cấp, phân cấp quản lý, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là những thuật ngữ đối lập với tập trung, tập quyền.

Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Khi tiến hành phân cấp quản lý, đã có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiên tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Trong phạm vi thẩm quyền đươc giao mỗi cấp quản lý được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình.

Phân cấp quản lý là những biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự được thực hiện khi việc phân cấp quản lý đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực phát huy sức người, sức của,đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở. Việc phân câp quản lý phải thật cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật.

Phân cấp quản lý giữa các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương và cơ sở,… Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng, hợp lý, tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện. Tất cả nội dung của việc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền.

Ưu điểm của hoạt động phân cấp quản lý.

Đầu tiên có thể kể đến đó là phân cấp có thể làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan, giúp cho các quan chức chính phủ phản ứng nhanh nhạy hơn trước những nhu cầu của địa phương, làm cho quá trình ra quyết định gần người dân hơn, hướng tới nhu cầu tại chỗ hơn. Vỉa hè là phần đất thuộc sở hữu của toàn dân mà đại diện là Nhà nước mà các cá nhân, tổ chức không được phép tự ý sử dụng. Khi cần sử dụng vỉa hè, các cá nhân, tổ chức phải nộp đăng ký cho chính quyền. Khi có phân cấp quản lý vỉa hè thì các cấp quận sẽ có thẩm quyền quản lý vấn đề về sử dụng vỉa hè và có thể tiếp nhận đơn đăng ký của dân và giải quyết một cách nhanh chóng mà không phải qua nhiều cấp, nhiều thủ tục lâu và rườm già.

Phân cấp có thể làm giảm áp lực về tài chính đối với chính phủ trung ương khi chính quyền địa phương được trao nhiều quyền hơn trong việc huy động các khoản ngân quỹ bằng cách thu phí và lệ phí đối với những dịch vụ do chính quyền địa phương cung cấp. Khoản 1.1 Điều 1 Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND có đề cập đến việc các quận có thẩm quyền cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để trông giữ xe, sử dụng tạm thời hè phố vào việc cưới, việc tang, kinh doanh bán hàng ăn uống đồng nghĩa với việc thu được các khoản tiền thuế, tăng thu nhập đối với ngân sách của các quận để chi tiêu vào các lĩnh vực khác phục vụ cộng đồng hoặc cụ thể hơn như là trùng tu, trang trí vỉa hè, đường phố.

Phân cấp làm giảm bớt khối lượng công việc, giải quyết các sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp cao, ở các bộ trung ương để tập trung hơn vào chính sách. Càng các cấp chính quyền cao thì càng phải thực hiện hoạt động quản lý ở mức độ phức tạp hơn so với các cấp cơ sở. Thêm vào đó, việc quản lý vỉa hè là vấn đề cần giải quyết gắn liền với từng khu vực đất đai, mang tính chất cụ thể. Cấp thành phố chỉ giải quyết những vấn đề mang tính chung nhất còn việc thực hiện hoạt động quản lý là thuộc về cấp quận, phường.

Hơn hết, phân cấp quản lý, sử dụng vỉa hè giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả hơn. Bởi những vấn đề cần phải quản lý của Nhà nước là rất nhiều, không chỉ riêng mình việc sử dụng vỉa hè, tài sản công. Trong khi đó, việc quản lý vỉa hè lại gắn với đặc trưng địa hình ở từng quận, từng phương. Do vậy, phân cấp quản lý giữa cấp thành phố và cấp quận nhằm phát huy khả năng quản lý của cấp quận, hoạt động quản lý chi tiết hơn đến từng đường, từng vỉa hè của các khu vực mà không làm lãng phí nguồn nhân lực của Nhà nước.

Hạn chế của hoạt động phân cấp quản lý

Sự phân cấp không rõ ràng làm cho hệ thống văn bản giữa các cơ quan thiếu sự thống nhất; sai phạm trong việc tổ chức thực hiện của từng cơ quan đơn vị trong quy hoạch sử dụng lòng đường, hè phố, cấp phép các điểm trông giữ phương tiện, mức thu phí và lệ phí trông xe, các công trình xây dựng nhà cao tầng thiếu điểm đỗ và sai quy hoạch, một số lực lượng được giao nhiệm vụ, chức năng xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhưng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ… Dẫn đến tình trạng trên một quận, tuyến này sở quản lý đường, tuyến kia quận quản lý hè… rất chồng chéo. Một hè đường phố nhiều cơ quan quản lý, nhiều cơ quan được phép cấp phép…

Mỗi đô thị là một chỉnh thể kinh tế - xã hội thống nhất, ràng buộc chặt chẽ và phụ thuộc trực tiếp vào nhau, không thể chia cắt. Các hoạt động như cho kinh doanh vỉa hè, dịch vụ gửi xe, mỹ quan đô thị,… không bị ràng buộc bởi những ranh giới hành chính trong nội bộ đô thị (quận, phường) mà có sự đan xen, gắn kết chặt chẽ với nhau trong phạm vi toàn đô thị (thành phố Hà Nội). Điều đó đòi hỏi bộ máy hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội phải mang tính tập trung, thống nhất và thông suốt, nhanh nhạy mà không thể bị cắt khúc.

Phân cấp đôi khi còn khiến cho sự phối hợp các chính sách quốc gia trở nên phức tạp hơn và có thể dẫn đến tình trạng cán bộ địa phương trục lợi. Phân cấp nếu không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng các nhóm lợi ích ở địa phương tranh giành quyền lực và quyền kiểm soát các nguồn lực đã được phân cấp. Do đó, tham nhũng cũng có thể được phân cấp theo. Đơn cử như vấn đề được nêu ra ở đề bài, Năm 2017, một số quận nội thành như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm triển khai việc lát đá tự nhiên có độ bền từ 50 – 70 năm trên vỉa hè nhưng mới sử dụng vài tháng đã xuất hiện hiện tượng nứt, vỡ, ở nhiều vị trí đá còn bị bật khỏi nền. Điều này dẫn đến lo ngại liệu có phải cá nhân có thẩm quyền đã nhằm vào sơ hở của pháp luật để cắt xén bớt tiền mua vật liệu và đổi thành những vật liệu rẻ tiền, chất lượng kém nhằm qua mắt các cấp chính quyền, thu lợi nhuận riêng cho bản thân hay không mới dẫn đến tình trạng đá mới lát nhưng chỉ một năm sử dụng đã hỏng, vỡ, xuống cấp?

Việc phân cấp quản lý phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể của các công chức, viên chức thực hiện hoạt động quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi khó để cùng nhau giải quyết một vấn đề chung khi mà thẩm quyền thuộc về cả hai bên bởi ai cũng muốn mình có lượng công việc ít mà vẫn được hưởng lương như những người khác hay tranh chấp nảy ra khi hai bên cùng chung thẩm quyền quản lý nhưng đều muốn tự giải quyết để công lao thuộc về mình.

Việc quy trách nhiệm cho từng cấp không rõ ràng dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm, kiểm tra hời hợt và không giám sát liên tục các hoạt động quản lý làm cho xuất hiện tình trạng: khi người dân thấy người có thẩm quyền đi kiểm tra thì thu dọn đồ, hàng hóa của mình vào nó, nhưng đến lúc người có thảm quyền không đi kiểm tra thì lại bày ra bán như thường; dẫn đến việc quản lý vỉa hè không liên tục làm hiệu quả của ciệc phân cấp quản lý bị giảm đi và không hiệu quả.