1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng trong thương mại

Tín dụng: Là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định. Người đi vay có trách nhiệm hoàn trả lại tiền hoặc hàng hóa đã vay sau khi hết hạn vay có kèm hoặc không kèm khoản lãi vay nhất định.

Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa. Khi đến thời hạn nhất định theo thỏa thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán với hình thức tiền tệ.

Bảo hiểm tín dụng thương mại là loại bảo hiểm hướng tới các doanh nghiệp có nhu cầu bảo vệ cho các khoản phải thu từ việc bán hàng hóa và dịch vụ theo phương thức trả chậm, bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro chậm thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán của người mua, mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ doanh phát triển, vươn xa.

2. Các bên trong vụ việc:

- Nguyên đơn: Ngân hàng (A)

- Bị đơn: Người cung cấp bảo lãnh (B)

- Các vấn đề được đề cập:

+ Quyền khởi kiện của người được bảo hiểm

+ Thế quyền

3. Tóm tắt vụ việc:

Ngân hàng A, Nguyên đơn, cho một công ty vay tiền để xây dựng nhà máy. Việc cho vay này được thực hiện trên cơ sỏ bảo lãnh trả của B, Bị đơn. Hợp đồng vay quy định luật áp dụng là luật Pháp.

Sau đó, A ký một hợp đồng bảo hiểm tín dụng với COFACE (Công ty bảo hiểm ngoại thương Pháp) theo đó COFACE cam kết sẽ thanh toán cho A tiền bảo hiểm là x% trị giá khoản vay khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm (tức là khi khoản vay không được trả đúng hạn và người bảo lãnh B từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình).

Trên thực tế, B đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình khi đến hạn. COFACE, vì thế, đã trả cho Ngân hàng A một khoản tiền là x% trị giá khoản vay theo đúng hợp đồng bảo hiểm tín dụng.

Ngân hàng A đã kiện B ra trọng tài yêu cầu B trả khoản tiền vay mà B đã đứng ra bảo lãnh.

4. Phán quyết của trọng tài về quyền khởi kiện của nguyên đơn

(Phán quyết trọng tài trình bày dưới đây chỉ giải quyết vấn đề về quyền khởi kiện của Nguyên đơn)

Khi tố tụng trọng tài mới bắt đầu, Bị đơn, trên cơ sỏ tư vấn của người vay, đã đưa ra lập luận rằng Nguyên đơn không có quyền khởi kiện trong vụ việc này vì Nguyên đơn thực tế đã được COFACE thanh toán tiền bảo hiểm cho khoản vay. Nhưng trong quá trình tố tụng sau đó Bị đơn không hề nhắc lại lập luận này. Trong các Bản giải trình và biện hộ của mình, Bị đơn chỉ nêu rằng Nguyên đơn không có quyền kiện đòi toàn bộ khoản vay được Bị đơn bảo lãnh mà chỉ có quyền kiện đòi phần tiền không được COFACE thanh toán bảo hiểm.

Tuy nhiên, căn cứ vào các sự kiện được viện dẫn và các chứng cứ do các bên đưa ra, Uỷ ban trọng tài thấy rằng cần thiết phải giải quyết vấn đề: Nguyên đơn có quyền khởi kiện đòi Bị đơn thanh toán toàn bộ khoản vay hay không khi Nguyên đơn đã được COFACE thanh toán tiền bảo hiểm là x% khoản vay được bảo lãnh, tính cả vốn lẫn lãi? (Liệu ở đây quyền khởi kiện của Nguyên đơn có bị chuyển sang cho COFACE theo nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm hay không?)

Điều L.121-12 Bộ luật bảo hiểm Pháp quy định: người bảo hiểm, sau khi đã trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, được thay thế người được bạo hiểm trong việc đòi và khởi kiện (gọi là thế quyền) đối với khoản nợ tương đương vối khoản tiền bảo hiểm mà người bảo hiểm đã thanh toán cho người được bảo hiểm. Quy định về thế quyền này là một trong các quy tắc cơ bản của luật về bảo hiểm và đã được khẳng định trong nhiều phán quyết của Toà Phá án Pháp.

Trong vụ việc này, hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa Ngân hàng A và COFACE. COFACE là một công ty nhà nước hoạt động với mục đích hỗ trợ các nhà xuất khẩu thông qua việc cung cấp các bảo đảm tín dụng cho các khoản vay trung hạn trong một số' giao dịch có tầm quan trọng nhất định. COFACE bảo hiểm cho các nhà xuất khẩu đối vối các rủi ro xảy ra khi nhà xuất khẩu không thu được tiền từ đốì tác của mình. Thực tế, COFACE không bảo hiểm toàn bộ rủi ro mà chỉ bảo hiểm một số phần trăm nhất định của rủi ro. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm buộc người được bảo hiểm phải có sự cẩn trọng tối thiểu khi tiến hành các giao dịch và có trách nhiệm giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Hợp đồng mà COFACE ký vói Ngân hàng A thể hiện đầy đủ các quy tắc hoạt động nói trên của COFACE và được xác định là một Hợp đồng bảo hiểm tín dụng.

5. Yếu tố về thế quyền trong vụ việc trên

Theo khoản 3 Điều L. 111-1 Bộ luật bảo hiểm, các hợp đồng bảo hiểm tín dụng không thuộc phạm vi áp dụng của Điều L.112-12 quy định về việc thế quyền của người bảo hiểm đốì với người được bảo hiểm. Như vậy, trong vụ việc này, việc thế quyền không được áp dụng một cách đương nhiên theo quy định tại Điều L. 112-12. Để xác định có tồn tại thế quyền trong vụ việc này hay không, và nếu có thì thế quyền cần phải được hiểu như thế nào, trọng tài phải dựa trên các căn cứ khác sẽ được Xem xét lần lượt dưới đây.

Thứ nhất, Điều XV Hợp đồng quy định: bất kỳ việc thanh toán tiền bảo hiểm nào do COFACE thực hiện đều dẫn tới hệ quả là COFACE được thay thế người được bảo hiểm trong việc thực hiện quyền đòi và khồi kiện đòi khoản tiền vay được bảo hiểm, các khoản lãi và các khoản tiền khác có liên quan đến khoản vay chính. Như vậy, trong trường hợp này, thế quyền giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm sau khi tiền bảo hiểm đã được thanh toán là hoàn toàn rõ ràng: khoản tiền bảo hiểm đã được thanh toán trước khi tố tụng trọng tài này bắt đầu, COFACE là người thụ hưỏng duy nhất của x% khoản tiền nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay của Ngân hàng và Ngân hàng A chỉ còn quyền khởi kiện đổi với y% còn lại của khoản nợ này.

Thứ hai, Bộ luật bảo hiểm cũng như các điều khoản trong Hợp đồng bảo hiểm có những quy định cho thấy việc thế quyền không phải là tuyệt đối (tức là ngay cả khi có thế quyền, người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm vẫn có những quyền và nghĩa vụ liên quan chặt chẽ với nhau). Điều A.432-5 Bộ luật bảo hiểm quy định mọi khoản tiền thu được (từ phía người có nghĩa vụ trả tiền) sau khi tiền bảo hiểm đã được thanh toán phải được phân chia cho người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo tỷ lệ bảo hiểm quy định trong hợp đồng; tuy nhiên điều khoản này không xác định rõ trong số hai chủ thể này, ai là ngưồi có quyền đòi (hoặc kiện đòi) khoản nợ đó. Điều XII Phần Các Điều kiện chung của Hợp đồng quy định “COFACE phải chịu các chi phí xét xử, với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ bảo hiểm, trong các thủ tục tố tụng đựợc tiến hành để tránh hoặc hạn chế những thiệt hại phát sinh từ rủi ro được bảo hiểm”. Điều XIII Phần Các Điều kiện chung quy định rằng việc thanh toán tiền bảo hiểm phụ thuộc vào việc thực hiện các quyền gắn liền với khoản nợ được bảo hiềm của Người được bảo hiểm. Quy định này phù hợp vồi Điều 21 của Hợp đồng theo đó “Người được bảo hiểm (dù đã thế quyền cho Người bảo hiểm) vẫn có trách nhiệm tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết đề đòi lại khoản nợ của mình và cam kết tuân thủ các chỉ dẫn của COFACE liên quan đến vấn đề này. Việc thanh toán tiền bảo hiềm không giải phóng Người được bảo hiểm khởi các nghĩa vụ đã nêu trong Hợp đồng bảo hiểm”. Từ các điều khoản này có thể thấy người được bảo hiểm sau khi đã nhận tiền bảo hiểm vẫn có quyền và tư cách khởi kiện đòi trả nợ.

Thứ ba, theo một án lệ của Toà Phá án Pháp trong phán quyết ban hành ngày 17 tháng 12 năm 1985, không một quy định nào trong hệ thống pháp luật hiện nay buộc người thế quyền phải tự mình thực hiện các quyền mà anh ta có và người thế quyền có thể để cho người được thế quyền thực hiện các quyền này. Việc thanh toán tiền bảo hiểm không giải phóng người vay nợ (người phải thanh toán khoản nợ được bảo hiểm) khởi nghĩa vụ của mình. Như vậy, trong vụ việc này, COFACE hoàn toàn có thể để cho Ngân hàng thay mình kiện đòi tpàn bộ khoản nợ. Điều này là hoàn toàn hợp lý bỏi tiền nợ trong trường hợp này là một khoản vay trung hạn và Ngân hàng rõ ràng là có lợi thế hơn COFACE trong việc quản lý và theo dõi hồ sơ của việc vay nợ.

Thứ tư, Điều 10 Hợp đồng bảo hiểm có quy định “Khi COFACE không muốn tự mình tiến hành khởi kiện chống lại người có nghĩa vụ trả nợ, Người được bảo hiểm cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết và hợp lý để bảo vệ các quyền lợi của mình và đảm bảo việc thanh toán khoản tiền được bảo hiểm với sự chấp thuận và theo các chỉ dẫn của COFACE’. Vối điều khoản này, có thể nói rằng trước khi tô' tụng trọng tài được bắt đầu, COFACE đã uỷ quyền một cách minh bạch cho Ngân hàng tiến hành khồi kiện ra trọng tài theo đúng quy định tại hợp đồng để thu hồi lại toàn bộ khoản nợ. Tuy nhiên, COFACE vẫn bảo lưu quyền được đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho Ngân hàng A và quyền được thông báo về tiến trình tố tụng trọng tài. Như vậy, việc Ngân hàng A thay thế cho COFACE khởi kiện đòi Bị đơn toàn bộ khoản nợ là hoàn toàn phù hợp với thoả thuận uỷ nhiệm khiếu kiện giữa Ngân hàng và COFACE.

Thứ năm, về mặt nguyên tắc, khi có tranh chấp phát sinh giữa Người được bảo hiểm (ở đây là Ngân hàng A) và đốì tác của họ (người vay nợ), Người bảo hiểm (COFACE) sẽ phải ngừng việc thanh toán tiền bảo hiểm cho đến khi tranh chấp liên quan được giải quyết xong (theo thủ tục giải quyết tranh chấp quy định tại hợp đồng vay nợ) và Người được bảo hiểm được thừa nhận là người thụ hưởng của khoản tiền vay đó (Phán quyết ngày 9 tháng 11 năm 1988, Toà Phúc thẩm Paris). Tuy nhiên, Người bảo hiểm vẫn có thể thanh toán một phần tiền bảo hiểm vói điều kiện Ngưồi được bảo hiểm cam kết sẽ trả lại cho Người bảo hiểm khoản tiền bảo hiểm đã nhận nếu cơ quan xét xử (trọng tài hoặc toà án) ra quyết định bác bỏ yêu cầu của Người được bảo hiểm đôì với khoản nợ bị tranh chấp. Do đó, trong vụ việc này, việc COFACE đã thanh toán tiền bảo hiểm cho Ngân hàng không vi phạm nguyên tắc ngừng thanh toán vì có tô tụng giải quyết tranh chấp.

Từ các căn cứ nêu trên, uỷ ban trọng tài kết luận: trong vụ việc này, Nguyên đơn hoàn toàn có tư cách pháp lý và có quyền lợi để khởi kiện đòi Bị đơn toàn bộ khoản vay, lãi và các khoản tiền khác liên quan đến khoản vay đó.