Mục lục bài viết
- 1. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
- 2. Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án.
- 3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án
- 4. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS.
- 5. Vai trò của các nguyên tắc thi hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự 2019.
Để bảo đảm cho việc tổ chức thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp đúng mục đích và có hiệu quả, thực hiện đúng đắn chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta trong trừng trị và giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Thi hành án hình sự cũ năm 2010, Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định tám (08) nguyên tắc trong thi hành hình phạt, thi hành biện pháp tư pháp. Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả việc thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp nên bên cạnh việc quy định các nguyên tắc chung trong thi hành án hình sự, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 còn quy định các nguyên tắc đặc thù trong việc thì hành từng hình phạt, biện pháp tư pháp cụ thể.
"Điều 4. Nguyên tắc thi hành án hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật".
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi trình bày một số nguyên tắc nổi bật, mọi vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162 để được hỗ trợ trực tuyến.
1. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
Đây là nguyên tắc bao trùm nhất được thể hiện trong tất cả các giai đoạn, trong cả hoạt động lập pháp và hoạt động p dụng luật. Đây là nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và công dân được quy định tại Điều 8 Hiến pháp 2013 "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ."
Nguyễn tắc này đảm bảo cho việc thi hành án triệt để, kịp thời, bảo đảm giáo dục người phạm tội, đồng thời ngăn chăn việc làm oan người vô tội và tránh việc hạn chế các quyền con người, quyền công dân trái pháp luật.
2. Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án.
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, tuỳ theo từng vụ án mà toà án ra bản án hoặc các quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án. Bản án và quyết định của toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án được quy định tại điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nội dung như sau:
"1. Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiêm vụ thi hãnh bản án, quyết định của toà án".
Bản án, quyết định của toà án là văn bản tố tụng khác nhau do toà án ban hành trong quá trình giải quyết vụ án. Bản án của tào án quyết đinh việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, toà án rả bản án, quyết định. Khi xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm toà án ra quyết định. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, toà án còn ra các quyết định khác như quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án...
Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cá nhân, cơ quan và tổ chức hữu quan phải chấp hành bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng.
Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất:
Việc xét xử của toà án nói chung, trong đó có việc xét xử các vụ án hình sự chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của toà án sau khi có hiệu lực pháp luật phải được thi hành trên thực tế. Nguyên tắc này không chỉ xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân liên quan trong việc thi hành bản án và quyết định của toà án.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Trong pháp luật thi hành án hình sự, nguyên tắc nhân đạo biểu hiện chủ yếu ở các mặt sau:
– Trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự: Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân,...
– Trong biểu hiện cụ thể, nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù. Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học, ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng;
Ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; ở các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, nguyên tắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự không đồng nghĩa với nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Việc quán triệt nguyên tắc nhân đạo không được làm mất tính nghiêm minh của pháp luật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự. Đồng thời quá trình vận dụng nguyên tắc nhân đạo cũng cần tính đến đặc thù của việc thi hành từng loại án cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo luôn được đặt cạnh nguyên tắc pháp chế trong pháp luật thi hành án hình sự.
4. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 32 trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.”
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng phải được quán triệt đầy đủ: không phải chỉ bình đẳng trước pháp luật nói chung mà bình đẳng cả trong các quan hệ xã hội được pháp luật về thi hành án điều chỉnh, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, dân tộc, trình độ văn hóa, …. Mọi sự thiên vị, dễ dãi với người này, khó khăn, quyết liệt với người kia đều là trái với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, trước nghĩa vụ chấp hành bản án theo tinh thần pháp quyền, dân chủ xã hội ta.
Trong thực tế thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án là nguyên tắc rất dễ bị vi phạm và ảnh hưởng tiêu cực của sự vi phạm cũng rất dễ phát sinh, kéo theo không chỉ bản thân những người có liên quan trong việc chấp hành nghĩa vụ thi hành án không được hưởng sự công bằng bình đẳng mà còn làm cho tính nhân đạo, tính dân chủ của hoạt động thi hành án bị sai lệch.
5. Vai trò của các nguyên tắc thi hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự 2019.
Những nguyên tắc nêu trên đã được phát huy và có giá trị trong việc thể hiện truyền thống nhân văn và chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nưốc ta, bảo đảm mục đích của hoạt động thi hành án hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nưổc hiện nay
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.