Nội dung hai nguyên tắc này thể hiện ở các mặt sau:

1. Trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ

Nhà nước có các chính sách ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất, động viên, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Trên cơ sở này, Nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số cán bộ, công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước hoạt động trên địa bàn các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào các dân tộc ít người sinh sống và có chính sách khuyến khích đối với những người tình nguyện đến phục vụ tại những khu vực này. Nguyên tắc tuyển dụng công chức hiện hành của nước ta đã xác định ưu tiên tuyển chọn người dân tộc thiểu số (Xem: Khoản 4 Điều 38 Luật cán bộ, công chức). Chính sách này tạo khả năng quan trọng để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện góp phần quyết định những vấn đề có liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của họ cũng như các vấn đề quan trọng khác của đất nước hay từng địa phương.

Chính sách ưu tiên của Nhà nước trong công tác cán bộ ở khu vực miền núi, biên giới và hải đảo còn thể hiện ở việc quy định chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ, công chức làm việc ở những khu vực này. Khoản 4 Điều 53 Luật cán bộ, công chức quy định:

“Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật”.

Chính sách đãi ngộ này góp phần động viên, khuyến khích các cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình để góp phần đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi.

Quy định này đã đặt nền móng pháp lí cho việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta.

Quản lí hành chính nhà nước là công việc phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thể là:

2. Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật

Ban hành văn bản là hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này các vấn đề liên quan đến quản lí hành chính nhà nước được xác định và đó chính là cơ sở pháp lí để các chủ thể thực hiện các công việc của mình trong quản lí hành chính nhà nước. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này đòi hỏi:

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Pháp luật quy định cho mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước có những thẩm quyền nhất định để giải quyết các công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Để cho những vãn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành đúng thẩm quyền thì yêu cầu nội dung của văn bản đó chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể đã. được pháp luật xác định. Yêu cầu này buộc các chủ thể quản lí hành chính khi ban hành các văn bản pháp luật cần phải xem xét và nghiên cửu hệ thống pháp luật hiện hành để xem mình có thẩm quyền quyết định công việc đó hay không. Việc cơ quan, địa phương này giải quyết, can thiệp vào công việc của cơ quan, địa phương khác, ngành này giải quyết công việc của ngành khác, địa phương.

3. Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật

Tổ chức thực hiện pháp luật ttong quản lí hành chính nhà nước thực chất là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành cũng như thực hiện các hành vi quản lí hành chính nhà nước khác thông qua những hình thức và phương pháp nhất định. Thông qua hàng loạt các công việc cụ thể, hoạt động này đàm bảo cho pháp luật ttở thành hiện thực trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước, làm cho quản lí hành chính nhà nước thực sự phát huy được hiệu lực. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:

- Triệt để tôn trọng các văn bàn pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Cả hai bên chủ thể quản lí hành chính nhà nước và đối tượng bị qụản lí khi thực hiện các hoạt động của mình đều phải tuân thủ yêu cầu này. Tình trạng lạm quyền, không tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định phải được loại trừ khỏi hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.

- Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Phải xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật như: Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan làm công tác xét xử... có trách nhiệm phát hiện, xử lí kịp thời các hành vi vị phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước.

Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lí thực hiện các khoản thu, chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật... Trong điều kiện khối lượng các công việc quản lí ngày càng nhiều và mang tính phức tạp thì sự đòi hỏi của việc chuyên môn hoá cao các công việc nêu trên luôn được đặt ra. Chính điều này đã làm nảy sinh ra nhu cầu quản lí theo chức năng hay còn gọi là quản lí theo lĩnh vực.

Quản lí theo chức năng là quản lí theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của quản lí hành chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học, công nghệ, lao động, nội vụ, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức và công vụ. Các lĩnh vực chuyên môn này liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lí nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Cơ quan quản lí theo chức năng là cơ quan quản lí một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau (cơ quan chuyên môn tổng hợp). Hoạt động quản lí theo ngành, theo chức năng được thực hiện với các hình thức, quy mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa phương hay vùng lãnh thổ.

Để quản lí theo ngành và theo chức năng, đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thực hiện công việc này. Các bộ, cơ quan ngang bộ được thành lập để thực hiện việc thống nhất quản lí một ngành, lĩnh vực chuyên môn hoặc một vài ngành, lĩnh vực chuyên môn có liên quan trong phạm vi toàn quổc và được phân chia thành hai loại: Bộ quản lí ngành và bộ quản lí lĩnh vực (bộ quản lí theo chức năng hay bộ chuyên môn tổng hợp). Bộ quản lí theo ngành là cơ quan có trách nhiệm quản lí những ngành kinh tế-kĩ thuật, văn hoá, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông...

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Xã, phường, thị trấn;

- Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Đê đảm bảo cho hoạt động quản lí theo địa phương được thực hiện có hiệu quả, vẩn đề quan trọng là phải phân chia địa giới các đơn vị hành chính theo quy mô hợp lí có tính đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, thành phần dân tộc... Ở địa phương, uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn địa phương. Để giúp cho uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt hoạt động quản lí hành chính nhà nước của mình, các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Chúng thực hiện hoạt động quản lí chuyên ngành trên lãnh thổ của địa phương. Pháp luật quy định một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban chuyên môn ở địa phương ttong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, nhằm làm cho hoạt động của các cơ quan này được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhìn chung hoạt động quản lí theo địa phương tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ; xây dựng và quản lí kết cẩu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc ữên lãnh thổ; tổ chức điều hoà phôi hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hoá, xã hội trên lãnh thổ; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỉ cương của Nhà nước.

Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, quản lí theo ngành và quản lí theo chức năng luôn được kết hợp chặt chẽ vói quản lí theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lí theo chiều dọc của các bộ với quản lí theo chiều ngang của chính bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ ttong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực chuyên môn ở trung ương với chính quyền địa phương ưong việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lí hành chính nhà nước. Sự phối hợp đó được biểu hiện cụ thể qhư sau:

- Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các bộ và chính quyền địa phương có nhiệm vụ ưao đổi, phổi hợp chặt chẽ những vấn đề có liên quan để xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chuyên môn.

- Trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các bộ và chính quyền địa phương điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lí chuyên môn địa phương nhằm phát huy mọi khả năng vật chất-kĩ thuật trong phạm vi lãnh thổ để phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cả nước và lợi ích địa phương. Điều 54 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân quy định:

“Các cơ quan chuyên môn thuộc uỳ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo và quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của uỷ ban nhân dân cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cần thiết thì báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân".

- Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền các bộ ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với chính quyền địa phương và có quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Điều 100 Hiển pháp năm 2013 quy định: '“Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc đơn vị, tổ chức trong ngành đồng thời đảm bảo sự phát triển của các mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quản lí các ngành, chức năng và các cấp được thống nhất.

Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn tổng hợp được hình thành để thực hiện việc quản lí theo chức năng. Theo hệ thống dọc, có bộ, sở, phòng ban chuyên môn quản lí theo chức năng. Ở mỗi cơ quan quản lí theo ngành đều có các bộ phận quản lí theo chức năng như các vụ, cục, ban... chịu sự quản lí của cơ quan quản lí theo chức năng có thẩm quyền ở cấp trên.

Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành thể hiện ở những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí theo chức năng, cơ quan quản lí ngành trong việc thực hiện các công việc của quản lí hành chính nhà nước, cụ thể là:

- Các cơ quan quản lí theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lí của mình theo quy định của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các ngành, các cấp đồng thời các cơ quan quản lí theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lí hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lí các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.

- Các cơ quan quản lí ngành có quyền ban hành các quyết định quản lí có tính chất băt buộc phải thực hiện đối với các ngành có liên quan trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lí của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lí đó.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)