1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và được thực hiện theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngoài ra, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng được quy định tại điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nội dung cụ thể như sau:

Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng với Viện kiểm sát nhân dân; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.

Như vậy, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là công chức hay cán bộ trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân?

Công chức trong hệ thống cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân theo Điều 8 của Nghị định 06/2010/NĐ-CP được quy định như sau:

Thứ nhất, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Thứ hai, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

Thứ ba, VIện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên; điều tra viên và người làm việc trong Việc Kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Như vậy, biên chế các chức danh của Viện kiểm sát ở trung ương cũng tương tự như ở địa phương, trừ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó thì chức danh Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.

3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tối đa mấy Phó Viện trưởng ?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 951/NQ-UBTVQH13 năm 2015 quy định về số lượng phó viện trưởng như sau:

- Số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là không quá 05 người. Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình ủy ban thưởng vụ Quốc hội quyết định việc tăng số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật là không quá 05 người.

Trong trường hợp đặc biệt do có yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyết định về việc tăng số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu năm kể từ ngày được bổ nhiệm ?

Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:

- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 5 năm, kể từ ngày được Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Theo quy định trên thì nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sẽ được Chủ tịch nước thực hiện theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của ai ?

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau:

- Chủ tịch nước thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Căn cứ quy định trên thì Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng nghĩa Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền trước Viện trưởng và trước pháp luật.

6. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 42 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 như sau:

- Thành phần của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên; thủ trưởng, các phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu hệ thống cơ quan viện kiểm sát. Các Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp sẽ chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, công tác kiểm sát và xây dựng viện kiểm sát nhân dân; quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với viện kiểm sát nhân dân (Điều 63 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014). So sánh với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trước đây thì Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân hiện hành đã bổ sung thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như quyền kiến nghị trong xây dựng luật, pháp lệnh; kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.

- Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thành phần của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có quy định rằng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thẩm quyền đề nghị một số kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm thành viên Ủy ban kiểm sát. Quyền quyết định sẽ thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người chủ trì phiên họp của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban kiểm sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với những vấn đề quan trọng như Chương trình, kế hoạch công tác của ngành kiểm sát; dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước... sẽ phải được thảo luận và quyết định theo đa số tại Ủy ban kiểm sát. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa trong tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.

- Văn phòng.

- Cơ quan điều tra.

- các cục, vụ, viện và tương đương

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

- Viện kiểm sát nhân dân trung ương.

Xem thêm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì? Cơ cấu của VKSND

Trên đây là nội dung bài viết chủ đề "Phó Viện trưởng VKSNDTC được bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của ai". Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: 1900.6162 hoặc liên hệ qua mail: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn pháp luật trực tuyến, trân trọng cảm ơn!