Khách hàng: Thưa luật sư, nội dung cuốn sách “Những vấn đề nhân vãn trong nền văn minh công nghiệp” gồm nội dung gì? Hãy nêu phương pháp điều tra, nghiên cứu lâm sàng của Mayor và cuộc thí nghiệm của ông tại một nhà máy dệt được thực hiện như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái quát nội dung cuốn sách “Những vấn đề nhân vãn trong nền văn minh công nghiệp”
Nội dung cuốn sách “Những vấn đề xã hội trong nền văn minh công nghiệp” bao gồm 3 phần: lời lựa, lời giới thiệu và nội dung. Nội dung cuốn sách chia làm 2 phần,
Phần thứ nhất bao gồm 2 chương với nhan đề là “Khoa học và xã hội”. Chương thứ nhất có tiêu đề là “Mặt tối của sự tiến bộ”. Chương thứ 2 có tiêu đề là “Giả thiết về những con người tư lợi và chế độ Nhà nước chuyên chế - kết quả tất nhiên của nó”.
Phần thứ 2 có tiêu đề là “Phương pháp điều tra, nghiên cứu kiểu lâm sàng”. Phần này có 4 chương.
Chương thứ nhất có tiêu đề là “Cuộc điều tra thứ nhất”.
Chương thứ 2 có tiêu đề là “Cuộc thí nghiệm ở một nhà máy dệt và công ty thiết bị điện miền Tây, bình luận thêm về kết quả phỏng vấn”.
Chương thứ 3 có tiêu đề là “Tỷ lộ nghỉ việc và di chuyển của công nhân”.
Chương thứ 4 có tiêu đề là “Chí có chủ nghĩa yêu nước là chưa đủ. Chúng ta tuyệt đối không nên trách giận ai”.
2. Phần hai cuốn sách “Những vấn đề nhân vãn trong nền văn minh công nghiệp”,
Trong phần 2 của cuốn sách. Mayor đã giới thiệu tỉ mí và đi sáu phân tích kết quả 2 cuộc thí nghiệm về tâm lý học trong công nghiệp mà ông tham gia.
Trên cơ sở cuốn sách nổi tiếng “Những vấn đề nhân vãn trong nền văn minh công nghiệp”, ông đã trình bày những nguyên lý mà sau đó trở thành nội dung cơ bản mang tính kinh điển trong khoa học về hành vi của tổ chức. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trước kia, phần nhân văn trong lý luận kinh tế học rất yếu, rất không đầy đủ, thậm chí hoang đường. Loài người được miêu tả thành những người dân ở các bộ lạc du mục, tự tư tự lợi, tàn sát lẫn nhau để tranh giành nguồn tài nguyên ít ỏi và cơ hội sinh tồn. Do nhận thức được sự dối trá, lừa bịp của giả thiết lý luận đó, Mayor và các đồng sự của ông đã bắt đầu nghiên cứu một số hoạt động đặc định của loài người. Ông cho rằng, để nêu ra một giả thiết mới nhằm thay thế giả thiết “con người kinh tế” thì trước hết cần đi sâu nghiên cứu tính chất phức tạp trong quan hệ giữa người với người trong cuộc sống thực tế. Đó là cái mà ông gọi là “thí nghiệm kiểu lâm sàng”. Chỉ có nghiên cứu lâm sàng mới có thể có được phương án điều trị phù hợp logic.
3. Quá trình và kết quả của cuộc điều tra thứ nhất ông Mayor tham gia
Ông Mayor đã hai lần tham gia nghiên cứu lâm sàng. Chương 3 của cuốn sách đã giới thiệu quá trình và kết quả của cuộc điều tra thứ nhất mà ông tham gia. Theo cách nói của Mayor, cuộc điều tra đó đã phủ nhận một cách triệt để giả thiết cho rằng lợi ích riêng là động lực duy nhất kích thích và thúc đẩy con người kìm việc.
Năm 1923, Mayor và một số người đã đến phân xưởng sợi con của nhà máy dệt gần thành phố Philadelphia nước Mỹ để điểu tra nguyên nhân khiến tỷ lệ di chuyển của công nhân phân xưởng này quá cao. Họ nhận thấy rằng, tại các phân xưởng khác, tình trạng này đã không xảy ra, vì ở các phân xưởng khác, ông chủ rất văn minh và xử sự có tình người, công việc quản lý sản xuất và kinh doanh rất quy củ, rất thành công trên các mặt. Riêng ở phân xưởng sợi con, tình hình rất tồi tệ. Ớ các phân xưởng khác, tỷ lệ di chuyển của công nhân mỗi năm là 5% hoặc 6%, nhưng ở phân xưởng sợi con, tỷ lệ đó lên tới 250%.
Giám đốc nhà máy và trưởng phòng nhân sự rất lo lắng. Họ đã mời nhiều chuyên gia nghiên cứu việc nâng cao năng suất lao động, thí nghiệm 4 phương pháp kích thích bằng vật chất nhưng đều thất bại. Các nhà máy dệt quanh vùng cũng gặp tình hình tương tự. Mọi người đều sẵn sàng chấp nhận một sự thật là không có cách gì để khắc phục tình hình này ờ phân xưởng sợi con. Nhưng, giám đốc nhà máy không chịu thất bại và mời Mayor đến nghiên cứu.
Qua quan sát sơ bộ, người ta không nhìn thấy sự khác biệt về điều kiện làm việc giữa phân xưởng sợi con với các phân xưởng khác. Công nhân mỗi tuần làm việc 50 giờ, mỗi ngày 10 giờ. mỗi tuần 5 ngày. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là đi đi lại lại dọc theo máy và không ngừng nối sợi. Nhưng dần dần, nhóm nghiên cứu đã phát hiện, hầu như tất cả các công nhân phân xưởng này đều có tật ở chân, bệnh thần kinh ở cánh tay, vai, đùi. Họ cho rằng những bệnh tật ấy không thể nào chữa được. Hầu hết những công nhân này đều cảm thấy buồn về công việc của mình. Họ luôn luôn cúi đầu, thở dài và cảm thấy cô độc vì suốt ngày chí cặm cụi làm việc, không nói chuyện với ai; tối đến vì đã mệt nhoài nên không còn lòng dạ nào để tham gia các hoạt động xã hội, giải trí. Họ trở nên cáu gắt một cách vô lý, thậm chí có lúc tự tiện bỏ việc. Nhưng họ không bao giờ tỏ ra bực bội với giám đốc nhà máy, quản đốc phân xưởng mà chỉ đôi khi đối đầu với đốc công. Nguyên nhân là vì ông quản đốc phân xưởng già vốn là một vị thượng tá, trung đoàn trưởng lục quân Mỹ và nhiều công nhân đã từng là lính của ông trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, có nhiều cảm tình với óng.
Trong tình hình đó, được sự đồng ý của nhà máy, nhóm nghiên cứu của Mayor đã thí nghiệm chế độ nghỉ giải lao giữa ca ở phân xưởng sợi con, buổi sáng nghi 2 lần, buổi chiều nghỉ 2 lần, mỗi lần nghỉ 10 phút. Trong lúc giải lao, công nhân có thể ngủ hoặc dùng cách nào đó để thư giãn cơ bắp. Số người tham gia thí nghiệm này chiếm 1/3 số lượng công nhân của phân xưởng. Họ cảm thấy rất thích thú. Cuộc thí nghiệm tỏ ra có hiệu quả.
Công nhân không còn có thái độ tiêu cực nữa. Tỷ lệ di chuyển của công nhân đã giảm xuống mức không, năng suất lao động tãng, tinh thần công nhân phấn khởi. Điều quan trọng hơn là hiệu quả ấy không chỉ đơn thuần do sức khỏe công nhân được phục hồi sau những lúc giải lao giữa ca mà tinh thần làm việc của 2/3 số công nhân chưa tham gia thí nghiệm cũng thay đổi vì họ biết nhà máy đang tiên hành thí nghiệm ấy và họ sôi nổi bàn tán với nhau rằng ông thượng tá của họ chắc chắn sẽ mở rộng chế độ giải lao giữa ca nên họ rất phấn khởi. Từ tháng 10 năm 1923, toàn bộ phân xường sợi con bước vào cuộc thí nghiệm này. Từ đó đến tháng 2 năm sau, lình hình sản xuất vô cùng tốt đẹp. Lần đầu tiên công nhân phân xưởng sợi con được lĩnh tiền thưởng. Trước đó, nhà máy đã quy định chỉ tiêu sản xuất cho phân xướng sợi con.
Nếu sản lượng thực tế vượt quá 75% chỉ liêu quy định, công nhân sẽ được thưởng tính theo tỷ lệ của phần vượt quá đó. Thí dụ trong một tháng nào đó, sản lượng sợi con đạt 80% chỉ tiêu quy định thì toàn thể công nhân trong phân xưởng được lĩnh một khoản tiền thưởng bằng 5% tiền lương cơ bản. Trước lúc thí nghiệm, sản lượng phân xưởng sợi con chưa bao giờ vượt quá 70% chỉ tiêu quy định. Trong 5 tháng thí nghiệm, sản lượng thực tế đã đạt là 78,75%, 79,5%, thậm chí 82% chỉ tiêu quy định.
Nhưng không phải là tất cả mọi người đều hài lòng với cuộc thí nghiệm. Một sô đốc công cơ sở thấy công nhân nằm ngủ trong lúc giải lao, còn máy vẫn chạy không tải thì cảm thấy không quen mắt. Họ cho rằng, nếu những buổi nghỉ giải lao do chính công nhân tạo ra thì tốt hơn.
Cụ thể là quy định một khối lượng công việc, sau khi công nhân hoàn thành khối lượng công việc đó thì được nghỉ. Ngày 15 tháng 2 năm 1924, do công việc khẩn trương, một đốc công tuyên bố hủy bỏ chế độ nghỉ giải lao.
4. Kết quả của cuộc thí nghiệm
Kết quả của cuộc thí nghiệm trên của ông Mayor trong 5 ngày tiếp theo, năng suất lao động giảm sút đến mức chưa từng có. Ngày 25 tháng 2, giám đốc điều hành tuyên bố khôi phục chế độ nghỉ giải lao, nhưng chỉ được nghỉ sau khi hoàn thành khối lượng công việc quy định. Sang tháng 3, năng suất lao động phục hồi chút ít nhưng chỉ đạt khoảng 70% chí liêu quy định. Công nhân cho rằng chế độ nghi giải lao giữa ca không bao lâu nữa sẽ bị hủy bỏ và thế là họ trờ nên tiêu cực.
Trước tình hình đó, giám đốc ra lệnh, từ tháng 4 khôi phục chế độ giải lao giữa ca, mỗi ngày 4 lần và khi công nhân nghỉ giải lao thì cho máy nghỉ. Những nhân viên quản lý khác cho rằng làm như vậy chẳng có ích gì. Họ cho rằng việc 40 công nhân, mỗi người, mỗi ngày không làm việc 40 phút là không thể bù đắp được vì tốc độ vận hành của máy móc không thể tăng lên.
Nhưng thực tế đã trả lời họ. Sản lượng sợi con đã từ mức 70% trong tháng 3 tăng lên đến 77,5% trong tháng 4 so với chỉ tiêu quy định. Do dược nghỉ giải lao giữa ca, trong nhiều nãm sau dó, tỷ lệ di chuyên của công nhân đã giảm xuống đến mức 5% hoặc 6%, lương tự như các phân xưởng khác.
Thái độ của nhân viên quản lý ở các phân xưởng cũng bắt đầu thay đổi. Họ mua những chiếc võng quân đội cho công nhân sử dụng khi nghỉ giải lao, nhưng sau đó thấy nằm võng không thoải mái nên đã mua giường và đệm kê trong phân xưởng để công nhân có thể ngủ những giấc ngủ ngắn vào lúc giải lao.
Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi nói trên là gì?
Theo ông Mayor cho ràng điều đó không chỉ đơn thuần là chế độ nghỉ giải lao 130 giữa ca bởi vì khi thực, hiện chế độ đó, những điều kiện khác cũng có sự thay đổi. Trong quá trình thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Mayor đã thực sự lắng nghe ý kiến của công nhân và căn cứ vào ý kiến của họ để áp dụng các biện pháp cần thiết, khiến cho công nhân cảm thấy họ được cấp trên quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của giám đốc. Điều quan trọng hơn nữa là giám đốc đã quyết định để các phân xưởng tự thu xếp thời gian giải lao, do đó công nhân đã xúm lại để bàn bạc không những trong nội bộ từng tổ mà cả với tổ khác, khiến họ không có cảm giác cô độc mà còn cảm thấy công nhân cũng có trách nhiệm đối với giám đốc.
5. Kết thúc vấn đề
Quá trình thay đổi này rất phức tạp, khó quy cho một nhân tố nào đó. Do nhiều nguyên nhân, thí nghiệm của Mayor không thế tiếp tục áp dụng ở nhà máy dệt này nên có nhiều vấn đề không được giải đáp một cách mỹ mãn. Nhưng thí nghiệm của Mayor đã khiến cho nhận thức của người ta được nâng cao một bước.
Trước kia, một số chuyên gia cho rằng công nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Họ không bao giờ đối thoại với công nhân, coi những lời trách móc của công nhân chỉ là sự phóng đại vai trò của họ hoặc là sự hiểu lầm, không quan tâm giải quyết.
Do đó, những biện pháp kích thích mà các chuyên gia ấy đề ra không có hiệu quả. Mặt khác, do nhóm nghiên cứu cúa Mayor đã xem xét và phân tích một cách cặn kẽ tình hình công việc và tư tưởng của công nhân, coi đó là bộ phận quan trọng của việc “chẩn đoán lâm sàng” nến đã rút ra được nhiều kết luận khiến người khác ngạc nhiên, trong đó có những kết luận mà vào thời kỳ đó, người ta còn cảm thấy khó giải thích.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)