Khách hàng: Kính chào Luật Minh Khuê, Luật sư hãy giúp tôi giải thích rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của cơ chế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Quá trình hình thành và phát triển cơ chế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

Việc ban hành Luật khiếu nại, tố cáo vào năm 1998 (sửa đổi năm 2004 và 2005) là một bước tiến quan trọng thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói trên mới chỉ tạo cơ sở pháp lý cho công dân quyền khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị cho là trái pháp luật, làm thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc giải quyết khiếu nại này chỉ theo cấp hành chính, do chính các cơ quan hành chính thực hiện "trong phòng kín" và vẫn theo nguyên tắc "đơn phương quyết định" của chính cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp như thế đã vừa là "người bị kiện" lại vừa là "người phán quyết", nên việc giải quyết khiếu nại chưa mang tính khách quan, công bằng và dân chủ.

Vì vậy, ngày 28/10/1995, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã quyết định thành lập Tòa hành chính trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao, trao cho Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính đôì với các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tiêp theo, ngày 21/5/1996, ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 25/12/1998 và lần thứ hai ngày 05/4/2006, trong đó quy định cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền kiện ra Tòa án đối với các quyết định hành chính cá biệt và hành vi hành chính bị cho là trái pháp luật, làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp phấp của mình. Những quyết định hành chính, hành vi hành chính này được quy định cụ thể tại Điều 11 Pháp lệnh (năm 1996 là 9 loại vụ việc, hiện nay là 21 loại vụ việc).

Khác với cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, cơ chế giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu , ta tìm hiểu ở những mục sau:

2. Chủ thể giải quyết vụ án hành chính

Chủ thể giải quyết vụ án hành chính Hội đồng xét xử (hoặc Hội đồng thẩm phán) của Tòa án nhân dân, những người theo nguyên tắc hiến định là "khi xét xử ... độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (Điều 130 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001). Theo nguyên tắc về sự xét xử độc lập của Tòa án được ghi nhận trong đạo luật pháp lý tối cao là Hiến Pháp Việt Nam hiện hành, cụ thể được đề cập tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”; Theo Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào; 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Do Hội đồng xét xử không liên quan gì đến quá trình ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện, về nguyên tắc là độc lập với cơ quan hành chính và không có quyền lợi thực chất nào liên quan tới kết quả của vụ việc nên sẽ bảo đảm tính khách quan, công bằng khi phán quyết.

Nhưng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, tổ chức Tòa án ở nước ta tương ứng với các cấp chính quyển địa phương, chế độ bổ nhiệm Thẩm phán phải theo danh sách do Hội đồng tuyển chọn cấp tỉnh lựa chọn, mà Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn này là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, một trong các thành viên của Hội đồng tuyển chọn là lãnh đạo sở Nội vụ - cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (ƯBND) cấp tỉnh. Chánh án Tòa án nhân dân có trách nhiệm phải báo cáo công tác trước HĐND, phải trả lời chất vấn của đại biểu HĐND cùng cấp v.v... nên thực chất Tòa án nhân dân địa phương không hoàn toàn độc lập cả về tổ chức, cả về hoạt động, trong đó ít nhiều ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của Tòa án khi xét xử các vụ án hành chính liên quan đến quyêt định hành chính của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp bị kiện.

Hơn nữa, các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, pháp luật hành chính của nưởc ta còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa hoàn thiện trong khi nhiều thẩm phán được phân công xét xử các vụ án hành chính trước đó chuyên xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế... nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng và chịu nhiều áp lực.

3. Đối tượng giải quyết các vụ án hành chính

Không phải là tất cả các quyết định hành chính cá biệt, hành vi hành chính. Pháp luật hiện hành quy định mang tính liệt kê mới chỉ có 21 loại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Theo Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính hiện hành).

Những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hiện nay còn bị giới hạn nhiều so với cơ chế giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính. Xu hướng chung là ngày càng mở rộng đốì tượng xét xử của Tòa án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 11 Pháp lệnh năm 1996 chỉ quy định 9 loại vụ việc, khoản 10 của điêu này quy định mang tính "mở"), nhưng sẽ có nhiều loại quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể là đối tượng xét xử của Tòa án. Ví dụ, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc mang tính nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước.

4. Thẩm quyền và căn cứ giải quyết vụ án hành chính

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó:

- Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân

- Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

Khác với cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, căn cứ duy nhất để Tòa án giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là pháp luật. Vì khi giải quyết vụ án hành chính, Toà án xem xét về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.

Có Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính của năm 1996, được sửa đổi hai lần năm 1998 và năm 2006 đều không quy định cụ thể thẩm quyền của Tòa án, chỉ quy định nội dung bản án sơ thẩm phải có: "Các quyết định của Tòa án" (Điểm e Khoản 2 Điều 49), nhưng đó là những quyết định cụ thể nào thì không quy định rõ. Vào ngày 18/4/2003, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số’ 03/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một sô’ điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính. Theo đó, Tòa án sẽ có quyền: bác một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện; huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định bị khởi kiện; buộc cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật, hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; quyết định vế bồi thường thiệt hại... Nhưng khác vói cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại, Tòa án không có quyền sửa đổi quyết định hành chính bị kiện, không có quyền áp dụng các chính sách, chế độ để hỗ trợ, giúp đỡ khi quyết định bị khiếu nại hợp pháp nhưng không hợp lý mà ở phần trên chúng tôi đã trình bày.

6. Thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án

Thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án là theo thủ tục tố tụng tư pháp. Người khởi kiện vụ án hành chính phải đến Tòa án nộp đơn, kèm theo đơn kiện là các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, phải nộp tiền tạm ứng án phí, phải tham gia vào quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm. Quá trình tố tụng tại Tòa án mỗi cấp thường phức tạp và phải mất nhiều thời gian hơn ...

Nhưng Tòa án xét xử các vụ án hành chính là theo các nguyên tắc: công khai, bình đắng giữa người khởi kiện và người bị kiện trong việc đưa ra các chứng cứ, tài liệu, cơ sở pháp lý, tranh luận công khai., để chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện có hay không vi phạm pháp luật. Theo thủ tục tố tụng hành chính, các đương sự có quyền nhờ luật sự hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án... Đây là đặc điểm rất quan trọng và cũng là một trong những điểm khác nhau cơ bản và rất có ý nghĩa của cơ chế giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án so với cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nưốc.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).