1.Khái niệm quyền tài sản là gì ?
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được chia thành hai loại: quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp, … Quyền đối nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền.
Quyền tài sản có thể là quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mối công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng được nhận quyền tài sản này để bảo đảm cho giao dịch vay vốn đầu tư cho các dự án khoa học và công nghệ, khỏi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Quyền tài sản còn bao gồm quyền khai thác tài nguyên; giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao; quyền tài sản khác.
Pháp luật quy định, chủ thể có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật liên quan được dùng quyền khai thác khoáng sản; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; tài nguyên nưốc, bao gồm nước mặt, nước biển và nước dưới đất, trừ nưỗc thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; yến sào thiên nhiên; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trị giá được bằng tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2.Quyền sở hữu trí tuệ là gì ?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu); quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa); quyền sở hữu công nghiệp (quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kê bô' trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chĩ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh); quyền đối với giống cây trồng (quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mối do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưỏng quyền sở hữu.
3. Tài sản bảo đảm là quyền tài sản
Pháp luật quy định về chủ sở hữu quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ được dùng quyền tài sản đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đốì với giống cây trồng; quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền khác trị giá được hằng tiền phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bên cạnh đó chủ đầu tư được dùng dự án đầu tư mà Luật Đầu tư, luật khác liên quan không cấm chuyển nhượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư, quyền tài sản của mình về khai thác, quản lý dự án đầu tư và quyền tài sản khác hoặc tài sản khác thuộc dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp dự án đầu tư dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án khác mà theo quy định của pháp luật liên quan phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc căn cứ pháp lý khácthì việc mô tả trong hợp đồng bảo đảm phải thể hiện được căn cứ pháp lý này.
Khái niệm về tài sản ảo
Tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa rộng thì tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể khái quát khái niệm tài sản ảo như sau:
“Tài sản ảo được hiểu là một dạng tài nguyên được hình thành trong môi trường mạng và có thể trị giá được bằng tiền”.
Khái niệm này được đưa ra một mặt dựa vào tính chất và cách hình thành của tài sản ảo; mặt khác dựa trên khái niệm quyền tài sản được quy định tại Điều 115 BLDS năm 2015, “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Về mặt lý luận, tài sản ảo được xếp vào nhóm các quyền tài sản khác trị giá được bằng tiền. Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản nào cấm hoặc thừa nhận toàn bộ hoặc một phần đối với các dạng tài sản ảo. Pháp luật Việt Nam hầu như chưa có một khung pháp lý nào điều chỉnh các giao dịch có đối tượng là loại tài sản này. Riêng đối với tiền kỹ thuật số, pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ không thừa nhận là phương tiện thanh toán, và cũng không có quy định nào khẳng định hoặc bác bỏ đó là tài sản.
Về bản chất: Tài sản ảo (cung, kiếm, áo giáp ảo, tiền ảo …) chỉ là hình ảnh thể hiện ra bên ngoài, mà bên trong chính là thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác nhau. Chính vì vậy, tài sản ảo cũng có sự thống nhất của tính chất nội tại và hình ảnh bên ngoài như bất kỳ tài sản thông thường nào khác. Tuy nhiên, do các đoạn mã máy tính không tồn tại độc lập hoàn toàn nên không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường mà chỉ có thể thực hiện được quyền này thông qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó. Điều này về bản chất không khác với quyền sở hữu trí tuệ (có tính vô hình) đã được thừa nhận là một loại quyền tài sản. Tương tự như vậy, việc thừa nhận tài sản ảo là các đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ và khai thác các lợi ích của tài sản ảo, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề về tài nguyên mạng đã gây tranh chấp hiện nay.
- Về giá trị: Tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng những nhu cầu của con người. Game online đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu,…
Luật cũng quy định, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), ngoài việc được thế chấp tài sản và quyền sử dụng đất, còn được phép thế chấp “quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng”.
Pháp luật quy định, bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưỏng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Pháp luật nhà ở cũng quy định, quyền tài sản có thể là quyền đòi nợ (khoản phải thu) phát sinh từ hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm; quyền tài sản đối với phần vốh góp trong doanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (như quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở).
4. Có nhiều loại quyền tài sản có thể phát sinh từ các hợp đồng
Quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hợp đồng thuê dài hạn bất động sản là đất biệt thự, đất phân lô, nhà ở, căn hộ tại các dự án khu đô thị;
Khi BLDS năm 2015 đã không buộc quyền tài sản phải là quyền có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự thì các quyền như quyền được cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự và các quyền tài sản khác là những quyền trị giá được thành tiền, dù không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự cũng được xem là quyền tài sản.
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê nhà thương mại, toà nhà, trung tâm thương mại, chợ;
Quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê bất động sản của người thứ ba (không ký kết trực tiếp giữa khách hàng vay vốn và chủ đầu tư);
Quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê bất động sản của bên thế chấp ký với chủ đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình
Việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ không nhất thiết phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ trả nợ, vì trách nhiệm về tài sản vẫn không thay đổi, mà chỉ thay đổi về địa chỉ trả nợ.
Cả ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 đểu không quy định cụ thể áp dụng biện pháp bảo đảm nào đốì vói quyền tài sản. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về việc cầm cố các quyền tài sản1. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ.