Người gửi: H.A.Q
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệpcủa Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam
Nội dung phân tích:
Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (xin gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ)là kết quả cuối cùng của việc đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Cấu trúc của biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột:
i) cột mô tả ngành/phân ngành;
ii) cột hạn chế về tiếp cận thị trường;
iii) cột hạn chế về đối xử quốc gia;
iv) cột cam kết bổ sung.
Trong cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm:
1) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ;
2) hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản;
3) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp;
4) hạn chế về số lượng lao động;
5) hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp;
6) hạn chế góp vốn của nước ngoài.
Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp. Việt Nam tham gia vào WTO cũng phải tuân thủ, ghi nhận 6 loại biện pháp trên. Bên cạnh việc ký biểu cam kết dịch vụ, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định riêng về các biện pháp hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài như sau:
1. Điều 2, Nghị định số 150/2003/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam:
"Điều 2. Các biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành;
2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
4. Áp dụng thuế tuyệt đối;
5. Cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu;
6. Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu;
7. Các biện pháp khác."
2. Điều 4, Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
"Điều 4. Các biện pháp chống trợ cấp
1. Áp dụng thuế chống trợ cấp.
2. Chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác."
3. Điều 4, Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
"Điều 4. Các biện pháp chống bán phá giá
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý."
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.
Trân trọng./.