1. Bán hàng tận cửa được hiểu là gì?

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 7 Điều 3 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 (chưa có hiệu lực) thì Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh tiếp cận người tiêu dùng một cách chủ động để giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thực hiện việc bán hàng hoặc cung cấp cho người tiêu dùng bao gồm các hình thức sau đây:

- Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại địa điểm lưu trú hoặc làm việc của người tiêu dùng;

- Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia có nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó các cá nhân tham gia nhận được hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác tư việc bán hàng của mình và của các cá nhân khác trong mạng lưới;

- Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm hoặc hàng hóa cố định và không thực hiện việc giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên tại địa điểm đó.

 

2. Quy định hiện hành về hợp đồng giao hàng tận cửa

Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 thì hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng ít nhất một bản sao, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên. 

Nếu hợp đồng được lập thành văn bản thì tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh phải cho người tiêu dùng ít nhất 03 ngày làm việc để xem xét và quyết định thực hiện hợp đồng kể từ ngày được ký kết. TRong thời hạn này thì người tiêu dùng có quyền hủy bỏ hợp đồng đã ký kết mà không cần phải có sự đồng ý từ phía tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh và phải thông báo cho họ về quyết định này. Nếu hợp đồng được lập thành văn bản thì người tiêu dùng phải tự ghi rõ ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng khi thực hiện thủ tục ký kết.

Như vậy, thì hợp đồng giao hàng tận cửa được quy định như sau:

- Hợp đồng phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng.

Lưu ý: Trong khoảng thời gian nêu trên thì người tiêu dùng có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động một cách đơn phương và thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh tương ứng. Điều này áp dụng đặc biệt cho các hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản. KHi ký kết hợp đồng này thì người tiêu dùng phải ghi ngày, tháng, năm mà hợp đồng được thực hiện.

 

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa

Theo quy định của pháp luật tại Điều 43 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 thì các tổ chức và cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thực hiện hoạt  động bán hàng tận cửa theo các hình thức sau đây: Tự thực hiện, thông qua người lao động hoặc đại diện được thuê hoặc ủy quyền. Những cá nhân bán hàng phải tuân thủ các quy định cụ thể như sau:

- Phải cung cấp thông tin đầy đủ về số tên, số điện thoại, địa chỉ và trụ sở của tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp các tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh.

- Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối.

- Giải thích cho người tiêu dùng một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng quan tâm.

Ngoài ra, việc tổ chức và cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 

Như vậy, theo quy định căn cứ trên thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức sau đây:

- Tự mình thực hiện

- NGười lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh

- Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền

- Cá nhân quy định tại KHoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 khi bán hàng tận cửa thì phải có trách nhiệm sau đây:

+ Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt  động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Không được tiếp xúc đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;

+ Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, theo quy định trên thì người bán cam kết cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo chất lượng tối ưu của sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Họ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng tối ưu của các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Họ sẽ chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm mà người mua chỉ định  và đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng thời hạn đã thống nhất. Người bán sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến hư hỏng hoặc mất mát của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Người mua, từ phía họ sẽ cam kết thanh toán giá cả đúng theo thời hạn đã thỏa thuận. Họ sẽ nhận và kiểm tra chất lượng của hàng hóa khi được giao, và chịu trách nhiệm trong việc bảo quản hàng hóa từ lúc nhận hàng. Hợp đồng giao hàng tận cửa giúp người bán không cần tự mình phải đi lấy hàng tại điểm bán mà có thể chờ đợi sản phẩm được giao trực tiếp đến tận cửa nhà. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc tổn thất trong quá tình vận chuyển.

Các quy định về thời gian và địa điểm giao hàng hóa cũng được đề cập đến rõ ràng trong hợp đồng. Thời gian giao hàng sẽ được xác định cụ thể và có thể thỏa thuận trước hoặc sau khi ký kết hợp đồng. Nhưng người bán phải đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng thời hạn đã cam kết. Địa điểm giao hàng phải được xác định rõ ràng có thể là địa điểm do người mua chỉ định hoặc địa điểm mà người bán đề xuất và người bán phải đảm bảo giao hàng đến đúng địa điểm đã thống nhất.

Hình thức thanh toán sẽ được thỏa thuận trước giữa hai bên có thể bao gồm việc thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua thẻ. Người bán sẽ phải cung cấp hóa đơn thanh toán cho người mua sau khi đã nhận được thanh toán đầy đủ.

Đối với việc giải quyết tranh chấp, hai bên có thể tự thương lượng để giải quyết. Trong trường hợp không thể tự giải quyết được thì có thể nhờ đến sự can thiệp của một bên thứ ba như tổ chức hòa giải hoặc trọng tài. Nếu có vi phạm về hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Quy định về nghĩa vụ của người bán hàng tận cửa thế nào?
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Quy định hiện hành về hợp đồng giao hàng tận cửa như thế nào? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết về nội dung bài viết.