Trả lời:

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đông. Hợp đông dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó, một bên (thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics) có nghĩa vụ tổ chức thực hiện một hoặc một công việc liên quan đến quá trình luân chuyển hàng hoá còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. Hợp đồng dịch vụ logistics là một dạng hợp đồng song vụ, có tính chất đền bù.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định hình thức hợp đồng dịch vụ logistics vì vậy hợp đồng dịch vụ logistics có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ logistics thường được xác lập với hình thức văn bản. Đối với những trường hợp có sự dịch chuyển hàng hoá từ khu vực thuế quan này sang một khu vực thuế quan khác, văn bản thỏa thuận dịch vụ logịstics là cơ sở để thương nhân kinh doanh tiến hành các thủ tục hải quan cần thiết.

Quy định về nội dung hợp đồng dịch vụ logistics:

Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics tuy nhiên trên cơ sở đối tượng hợp đồng và tính chất song vụ có đền bù, hợp đồng dịch vụ logistics có những Điều khoản cơ bản:

1. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics

Đối tượng hợp đồng và những yêu cầu cụ thể của khách hàng đối với dịch vụ được cung ứng; số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị hàng hoá

Đối tượng hợp đồng dịch vụ logistics là công việc liên quan đến hàng hoá mà các bên thỏa thuận thực hiện. Khách hàng có thể sử dụng một, một số hoặc toàn bộ những dịch vụ trong chuỗi do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cung ứng như: Giao nhận, vận chuyển đa phương thức nội địa, quốc tế; giao nhận, vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường bộ, đường thủy nội địa; giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; quản lý hầng hoá kho bãi; đóng gói và đánh ký mã hiệu hàng hoá theo chuẩn; ...

Hàng hoá là đối tượng của công việc được thỏa thuận trong dịch vụ logistics, bên cung ứng dịch vụ thực hiện những công việc liên quan đến hàng hoá của khách hàng. Trong hợp đồng dịch vụ logistics, hàng hoá được chia thành nhiều loại khác nhau trên cơ sở kých thước, trọng lượng của hàng hoá.

Hàng thông thường thường là các kiện hàng nguyên khối có kých thựớc và trọng lượng nhỏ. Hàng hoá thông thường không phải là các loại hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng khi vận chuyển, không thuộc các trường hợp có quy định pháp luật riêng biệt về việc vận chuyển, lưu trữ hàng hoá.

Hàng hoá cồng kềnh là kiện hàng nguyên khối có kých thước lớn hơn so với hàng hoá thông thường. Hàng hoá quá khổ là loại kiện hàng đặc biệt của hàng cồng kềnh, có kých thước một trong các chiều lớn hoặc có trọng lượng lớn.

Hàng hoá siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyên có một trong các kých thước baọ ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hoá xếp trên phương tiện) lớn.

Ví dụ: Theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ: Chiều dài lớn hơn 20,0 mét; chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở Container lớn hơn 4,35 mét; hàng hoá siêu trọng là loại hàng nguyên khối có trọng lượng từ 32 tấn trở lên.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logịstics có quy định cụ thể về kích thước cũng như trọng lượng của từng loại hàng hoá.

Bên cạnh các quy định về kích cỡ và trọng lượng của hàng hoá, hàng hoá trong dịch vụ logistics còn được chia thành:

Hàng hoá dễ vỡ là các kiện hàng được chế tạo từ các nguyên liệu dễ vỡ trong quá trình vận chuyển như sành, gốm, sứ, thủy tinh, kính, ...

Hàng hoá nguy hiểm là các loại hàng mà pháp luật hoặc tập quán quốc tế ràng buộc quy định riêng biệt về việc đóng gói, lưu hành, vận chuyển. Pháp luật Việt Nam chia làm 9 loại cơ bản:

Loại 1 gồm:

Nhóm 1.1: Các chất nổ.

Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2 gồm:

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4 gồm:

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5 gồm:

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hoá.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6 gồm:

Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ.

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Thỏa thuận về thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thỏa thuận cụ thể với khách hàng về thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ. Việc thực hiện giao nhận hàng hoá qua đường biển, đưởng bộ hay đường hàng không sẽ ảnh hưởng tới thỏa thuận của các bên về điều khoản này.

3. Thù lao dịch vụ và các chi phỉ liên quan đến việc thực hiện dịch vụ

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thỏa thuận với khách hàng vê thù lao dịch vụ và các chi phí khác để thực hiện dịch vụ. Thù lao dịch vụ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thường có bảng giá cụ thể đối với từng loại hàng hoá cần thực hiện dịch vụ.

4. Phương thức thanh toán

Các bên có thể tự do thỏa thuận phương thức thanh toán cho phù hợp với tính chất của thỏa thuận và giá tri hợp đồng. Dịch vụ logistics là loại dịch vụ thường xuyên có yếu tố quốc tế vì vậy bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chứng thư tín dụng, các bên có thể sử dụng các hình thức khác như trả tiền nhận chứng từ, nhờ thu.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng được quy định đầy đù và chi tiết trong hợp đồng. Khách hàng có thể đưa ra những chỉ dẫn riêng hoặc có những yêu cầu cao hơn dịch vụ thông thường đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

6. Trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng có thể quy định về trách nhiệm bồi thường và giới hạn trách nhiệm của thương nhân. Trong trường hợp, các bên không thỏa thuận vấn đề này, trách nhiệm bồi thường và giới hạn trách nhiệm của thương nhân được áp dụng theo quy định pháp luật hoặc các tập quán thương mại quốc tế về giao nhận, vận chuyển hàng hoá.

7. Phương thức giải quyết tranh chấp

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng có thể thỏa thuận lựa chọn những hình thức giải quyết tranh chấp cơ bản: thương lượng, hoà giải, Toà án Việt Nam, trọng tài Việt Nam, trọng tài quốc tế.

8. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics

8.1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thương nhân có quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mục đích được hưởng thù lao, do đó, đây là quyền cơ bản và quan trọng nhất đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, có thể phát sinh những chi phí khác do thay đổi của khách hàng, thay đổi chính sách, thay đổi về điều kiện thực hiện, những chi phí này được khách hàng chi trả. Tuy nhiên, nếu những chi phí phát sinh mà khách hàng cho rằng không hợp lý, khách hàng có thể từ chối chi trả.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. Sự chỉ dẫn của khách hàng là những yêu cầu riêng biệt của khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics được liệt kê trong hợp đồng dịch vụ logistics bao gồm: chỉ dẫn trong bốc xếp hàng hoá, chỉ dẫn trong giao nhận, chỉ dẫn trong vận chuyển hàng hoá, ... Trong quá trình thực hiện dịch vụ, thương nhân phải thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của khách hàng. Trong một số trường hợp, thương nhân sau khi cân nhắc một cách cẩn thận, tính toán hợp ỉí và thấy có những việc phải thực hiện để đảm bảo lợi ích cho khách hàng, thương nhân có thể thực hiện khác với chỉ dẫn nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng, nếu không thực hiện nghĩa vụ thông báo, thương nhân được coi là đã vi phạm hợp đồng.

- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

- Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Thương nhân kinh doanh dịch yụ logistics có quyền được hưởng thù lao và các chi phí hợp lý phát sinh, khách hàng phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho người sử dụng dịch vụ. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.

Trong quá trình cầm giữ hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có nghĩa vụ: bảo quản, giữ gìn hàng hoá; không được sử dụng hàng hoá nếu không được khách hàng đồng ý, trong trường hợp khách hàng đồng ý thì được hưởng các hoa lợi để bù trừ nghĩa vụ của khách hàng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng nếu làm mất mát hư hỏng hàng hoá cầm giữ.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics định đoạt hàng hoá cầm giữ theo trình tự như sau:

Bước 1: Thông báo cho khách hàng về việc định đoạt hàng hoá.

Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics CÓ quyền thông báo cho khách hàng về việc định đoạt hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thông báo việc định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kì khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

Bước 2: Định đoạt hàng hoá của khách hàng.

Sau khi thông báo cho khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ tiến hành bán, trao đổi hàng hoá của khách hàng để thu lại tiền nhằm thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan bao gồm cả chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá.

Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng.

Bước 3: Chấm dứt việc cầm giữ hàng hoá

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt. Việc cầm giữ hàng hoá có thể chấm dứt trong trường hợp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

8.2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của khách hàng

Khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Khách hàng có quyền được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng để đảm bảo hàng hoá được bảo quản, đóng gói, giao nhận, vận chuyển đúng theo mong muốn.

- Khách hàng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

- Trong trường hợp khách hàng tự đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá, khách hàng có nghĩa vụ phải đóng gói và ghi ký mã hiệu theo đúng tiêu chuẩn của hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc tiêu chuẩn của quốc gia mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng hoá.

- Khách hàng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong hường hợp do lỗi của mình gây ra;

- Khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistĩcs mọi khoản tiền bao gồm thù lao dịch vụ, các chi phí phát sinh và khoản bồi thường các thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ logsitics.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)