Luật sư tư vấn:
Cơ sở pháp lý quy định trường hợp công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu theo giá thị trường: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật Các tổ chức tín dụng; Nghị định 88/2019/NĐ-CP; và Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN.
1. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường
- Khoản nợ xấu Quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN;
b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
- Khoản nợ xấu quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN;
b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ;
d) Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Phương án mua nợ theo giá trị thị trường là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc mua, bán và xử lý khoản nợ xấu theo nguyên tắc thị trường.
- Phương án mua nợ theo giá trị thị trường bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Phạm vi các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường (được phân loại theo nhóm khách hàng vay, ngành, lĩnh vực, loại tài sản bảo đảm);
b) Tổng số dư nợ xấu dự kiến mua, nguồn vốn (tiền, trái phiếu, nguồn vốn khác) và điều kiện tài chính của Công ty Quản lý tài sản để mua nợ theo giá trị thị trường;
c) Kế hoạch phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường (nếu có);
d) Phân tích, đánh giá hiệu quả, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua nợ theo giá trị thị trường;
đ) Biện pháp bán, xử lý nợ và tài sản bảo đảm.
3. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án mua nợ theo giá trị thị trường kèm theo Phương án mua nợ theo giá trị thị trường theo quy định tại Điều 24 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN.
- Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của năm sau.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của Công ty Quản lý tài sản, tình hình thị trường và yêu cầu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được chấp thuận khi cần thiết.
4. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường
Được quy định tại Điều 26 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN, cụ thể như sau:
1. Căn cứ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường.
2. Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư này sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư này;
b) Xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Công ty Quản lý tài sản phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu;
c) Đánh giá hiệu quả kinh tế, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua khoản nợ xấu;
d) Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng khoản nợ xấu, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ và các điều kiện thỏa thuận mua nợ với tổ chức tín dụng bán nợ;
đ) Dự kiến các biện pháp khả thi xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này, bao gồm cả việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;
b) Các quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp mua khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14, Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện các công việc sau đây trước khi mua khoản nợ:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;
b) Các quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này;
c) Thống nhất với tổ chức tín dụng bán nợ lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
5. Công ty Quản lý tài sản chỉ được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường đối với khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này. Khi thực hiện chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng thỏa thuận giá mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường, ký kết hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường và thực hiện như sau:
a) Công ty Quản lý tài sản nhận lại trái phiếu đặc biệt từ tổ chức tín dụng và thực hiện tất toán trái phiếu đặc biệt, số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán; chuyển trả cho tổ chức tín dụng số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng được hưởng theo quy định, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay theo giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán đối với trường hợp một phần khoản nợ xấu đã được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có). Công ty Quản lý tài sản chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ của khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng;
b) Công ty Quản lý tài sản thanh toán cho tổ chức tín dụng giá mua bán khoản nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường;
c) Tổ chức tín dụng chuyển trả trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và nhận thanh toán giá mua bán khoản nợ theo giá trị thị trường, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay, số tiền thu hồi nợ theo quy định tại điểm a, b khoản này và xử lý như sau:
(i) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản cao hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng hạch toán phần chênh lệch vào thu nhập trong năm tài chính;
(ii) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản thấp hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt để bù đắp phần chênh lệch. Trường hợp vẫn còn thiếu, tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức tín dụng hoàn nhập số tiền dự phòng đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi thực hiện quy định tại điểm c(i), c(ii) khoản này.
6. Việc mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản phù hợp với quy định tại Thông tư này, các quy định khác có liên quan. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 5 Điều này, hợp đồng mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt chấm dứt kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường có hiệu lực.
7. Tổ chức tín dụng thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 5 Điều này, Công ty Quản lý tài sản thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến số tiền thu hồi nợ, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!