1 Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án hình sự

Đối tượng của việc kháng nghị theo thủ tục tái thâm bao gồm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).Còn đối với vụ án dân sự thì đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự là Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án trước đó tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án dân sự.Giống như ở thủ tục giám đốc thẩm, đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy vậy, khác với đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, những bản án, quyết định là đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong quá trình giải quyết vụ án "dân sự, tòa án có thể không có sai lầm, vi phạm pháp luật. Nếu không phát hiện ra được những tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà tòa án, đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án và không xác định được mối liên quan của nó với việc ra bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn được coi là đúng đắn.

2 Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án hình sự

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thực chất là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp phát hiện ra tình tiết mới đều kháng nghị theo thủ tục tái thẩm mà việc kháng nghị chỉ được tiến hành sau khi viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị đã xác minh tình tiết mới được phát hiện và xét thấy tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.Tuy nhiên, các tình tiết mới thì nhiều mà những tình tiết có liên quan đến vụ án và làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án thì lại chỉ có một số, do đó cần phải phân loại các tình tiết mới được phát hiện, để đánh giá, phân tích có thuôc trường hợp kháng nghị tái thẩm không hay chỉ là giàm đốc thẩm hoặc giải quyết bằng biện pháp khác, hoặc trả lời cho người phát hiện biết.

Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ như : Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật và Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

2.1 Lời khai của người tham gia tố tụng có những điểm quan trọng không đúng sự thật.

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, lời khai của người làm chứng (nhân chứng), kết luận giám định hoặc lời phiên dịch là những căn cứ quan trọng để Toà án xác định sự thật của vụ án, nhưng sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật lại phát hiện là không đúng sự thật thì bản án mà Toà án đã tuyên rõ ràng là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, không phải bao giờ lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời phiên dịch không đúng sự thật đều phải kháng nghị tái thẩm, mà chỉ khi nào lời khai đó, lời phiên dịch đó hoặc kết luận giám định đó làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án thì mới kháng nghị tái thẩm.

Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định chỉ khi lời khai của người làm chứng có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc toà án ra bản án hay quyết định không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án thì mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Đối với các vụ án có liên quan đến lĩnh vực cần giám định, định giá tài sản phải có sự tham gia của người giám định, người định giá tài sản thì người giám định, người định giá tài sản kết luận về vấn đề cần giám định, định giá và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Đối với những bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện kết luận giám định, định giá tài sản có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc khi ra bản án hoặc quyết định toà án không biết được và bản án hay quyết định đó không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án thì mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.Đối với những vụ án mà trong đó có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu của vụ án không bằng tiếng Việt thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án phải yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật. Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của toà đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng là không đúng sự thật thì viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm yêu cầu toà án có thẩm quyền xét lại.

2.2 Điều tra viên , kiểm sát viên kết luận không đúng sự thật khách quan

Trách nhiệm công vụ của ĐTV được ghi nhận tại khoản 2 Điều 37 BLTTHS; đó là: “Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình”
Nhiệm vụ, quyền hạn của KSV được ghi nhận tại Điều 42 BLTTHS. Bên cạnh những hoạt động tố tụng tương ứng với hoạt động tố tụng của ĐTV với tư cách là thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra, KSV còn có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra và ĐTV, đảm bảo cho các hoạt động tố tụng ở giai đoạn này được tuân thủ đúng quy định của BTTHS và các quy định của pháp luật khác có liên quan
Khoản 2 Điều 42 BLTTHS quy định trách nhiệm công vụ của KSV: “Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình

Căn cứ này là khi Có tình tiết mà điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp này là điều ứa viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết đã có kết luận không đúng. Nếu họ biết mà vẫn kết luận không đúng nhưng do cố ý dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cụ thể

Kêt luận của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong một vụ án hình sự có thể có nhiều điểm không đúng và không ít trường hợp làm cho vụ án bị xét xử sai, nhưng không phải trường hợp sai nàọ cũng thuộc trình tự tái thẩm mà chỉ những kết luận do cố ý có tính chất phạm tội mà khi ra bản án Toà án không biết được thì mới tái thẩm như: giả mạo chứng cứ, giả mạo các biên bản diều tra, biên bản phiên toà hoặc giả mạo các giấy tờ khác mà những tài liệu này là nguyên nhân chính dẫn đến việc vụ án bị xét xử sai.

Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có những kết luận không đúng, nhưng do trình độ nghiệp vụ non kém chứ không phải do cố ý mà dẫn đến việc kết án sai thì không phải là tái thẩm mà thuộc trường hợp giám đốc thẩm. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp khó xác định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cố ý kết luận sai hay do trình độ nghiệp vụ non kém. Do đó chỉ khi nào có đủ căn cứ xác định họ cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì mới kháng nghị tái thẩm.

2.3 Vật chứng giả mạo, không đúng sự thật khách quan

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật là một tỏng các căn cứ kháng nghị tái thẩm .Đây cũng là trường hợp hồ sơ vụ án bị sai lệch, nhưng không phải do những người tiến hành tố tụng cố ý gây ra mà có thể do người bị kết án, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, người phiên dịch, của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội và của mọi công dân. Việc đưa vào trong hồ sơ vụ án hình sự vật chứng hoặc những tài liệu giả mạo hoặc không đúng sự thật có thể do vô ý hoặc cố ý làm cho cơ quan điều tra, truy tố, xét xử không biết nên đã có những kết luận không đúng với thực tế khách quan dẫn đến vụ án bị xét xử sai.

Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Xét về bản chất thì những tình tiết làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật này cũng phải được hiểu là những tình tiết mới. Bởi lẽ, thủ tục tái thẩm chỉ được áp dụng đối với những bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện...

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về thủ tục xét xử theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê