1. Người tố giác tội phạm có được giữ bí mật danh tính và bảo vệ không?

Thưa luật sư, trên đường đi làm tôi có chứng kiến một vụ việc là hai người đàn ông đang công khai mua bán ma túy với số lượng lớn, tôi có đi báo công an. Sau khi tôi báo công an trên đường về tôi rất sợ bị đồng bọn của chúng trả đũa và đe dọa giết. Tôi muốn hỏi trong trường hợp của tôi, tôi báo công an thì có được giữ mật danh tính không ?

Luật sư trả lời:

1.1 Tố giác tội phạm là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác tội phạm như sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. ….

4. Tố giác tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản\

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Từ quy phạm nêu trên, có thể khái quát tố giác tội phạm là việc một cá nhân có danh tính, địa chỉ được xác thực một cách rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi có dấu hiệu tội phạm mà người cá nhân đó phát hiện được. Tố giác tội phạm là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân, nó khởi phát từ khi cá nhân đó phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Cũng theo Khoản 4 của Điều này, việc tố giác có thể được thực hiện bằng 2 cách:

  • Cách thứ nhất: tố giác bằng lời nói khi tới cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, UBND các cấp,…. để trình báo.
  • Cách thứ hai: tố giác bằng văn bản và gửi tới cho các cơ quan nêu trên.

Bên cạnh đó, ​​người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất, mức độ gây thiệt hại của hành vi tố giác sai, vu khống đó.

Do tính chất nhạy cảm của việc tố giác tội phạm có thể dẫn tới các hành vi trả đũa, báo thù của các đối tượng tố giác. Do đó, pháp luật cũng quy định về quyền được giữ bí mật về thông tin cũng như được bảo vệ đối với người tố giác tội phạm để nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cùng tâm lý yên tâm khi thực hiện tố giác tội phạm. Cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 56 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:

Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;

b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

Do vậy, khi tố giác tội phạm, người tố giác có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận tố giác giữ kín bí mật việc tố giác. Tuy nhiên nếu khi đã thực hiện việc tố giác tội phạm mà sau đó bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của mình hoặc những người thân thì người tố giác tội phạm có quyền yêu cầu cơ quan chức năng đã tiếp nhận tố giác có những biện pháp thích hợp để bảo vệ nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người thân yêu.

Tố giác tội phạm là nghĩa cử cao đẹp mà mỗi công dân trong xã hội nên làm để góp phần ngăn chặn tình hình tội phạm đang ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay.

 

1.2 Tin báo về tội phạm là gì?

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định tại Điều 144 như sau:

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Theo đó, khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu kết quả xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ để quyết định khởi tố hay không khởi tố. Theo đó, phương tiện thông tin đại chúng được hiểu là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài truyền hình, đài phát thanh, Internet…

 

2. Phân biệt giữa tố giác tội phạm và tin báo tội phạm

Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 lần lượt định nghĩa về tố giác tội phạm và tin báo tội phạm như sau:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Qua định nghĩa trên và các quy định khác liên quan, có thể phân biệt tố giác và tin báo qua các đặc điểm sau:

Về chủ thể thực hiện

Tố giác tội phạm là hành vi thực hiện bởi cá nhân để tố cáo về những hành vi mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức.

Công dân có thể tố cáo về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện nhất. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác.

Tuy nhiên, đối với tin báo về tội phạm, thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền điều tra chủ yếu do cơ quan, tổ chức hoặc các phương tiện thông tin đại chúng đưa tới.

Về bản chất

Tố giác tội phạm là sự tố cáo hành vi phạm tội của cá nhân với một cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó.

Trong khi đó, tin báo tội phạm có thể là sự chuyển tiếp những thông tin mà cơ quan, tổ chức đã nhận được từ tố giác tội phạm của công dân hoặc những thông tin thu được từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó (ví dụ, qua thanh tra, kiểm tra) hoặc được phát hiện do hoạt động truyền thông theo chức năng nghề nghiệp (của các cơ quan thông tin đại chúng) đến với cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

 

3. Kiến nghị khời tố là gì?

Căn cứ theo khoản 3 điêu 144 bộ luật hình sự 2015 quy định :

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

 

4. Tố giác tội phạm sai sự thật, vu khống người khác bị xử phạt như thế nào?

Đối với trường hợp người tố giác tội phạm mà không đúng thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người tố cáo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể phải bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Mặt khác nếu hành vi tố giác tội phạm của bạn nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 thì bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định của pháp luật.

"Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vu khống cụ thể như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền."

Bồi thường trách nhiệm dân sự

Bên cạnh đó căn cứ Theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!