Mục lục bài viết
Thưa luật sư, em có một thắc mắc mong được giải đáp như sau: Hôm qua, em bị một công ty lừa mua điện thoại. Theo như họ rao bán thì chiếc điện thoại đó là của Mỹ và em được khuyến mãi 2.000.000 VNĐ. Hàng của mỹ, chất lượng máy tốt, mọi chi tiết đều đầy đủ. Lúc em nhận máy thì quá sốc vi máy hoàn toàn không được như quảng cáo, và còn là hàng nhái của Trung Quốc. E đòi họ quyền trả lại máy vì trước khi nhận máy đã thỏa thuận không đúng hàng có thể trả lại nhưng họ chần chừ và bên bưu điện thì không cho trả. Giờ em xin hỏi luật sư xem lam sao để em có thể trả lại hàng, đòi lại số tiền đó, và tố cáo hành vi lừa đảo của công ty đó ạ ?
Người gửi: Y.B.H
Trả lời:
Thưa quý khách hàng!Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1 Căn cứ pháp lý
-Bộ luật hình sự1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
-Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
2 Nội dung phân tích
Trong trường hợp này, công ty và bạn có hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, họ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của bên bán. Như vậy,bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, theo đó bên bán đã giao không đúng điện thoại với chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
Điều 444 BLDS quy định:
"1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong các trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
Hơn nữa, hai bên đã có thỏa thuận việc trả lại hàng và đòi lại tiền nếu không giao đúng sản phẩm theo yêu cầu. Vì thế, bạn có thể dựa vào căn cứ trên để đòi lại số tiền và trả lại hàng."
Theo đó, bạn có thể yêu cầu công ty chịu trách nhiệm về hàng hóa đã giao cho bạn theo đúng phẩm chất, quy cách, chất lượng. Nếu công ty không thực hiện thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa bán buộc công ty thực hiện đúng nghĩa vụ.
Về việc tố cáo công ty này về tội chiếm đoạt tài sản thì ở đây công ty giao hàng cho bạn không giống như quảng cáo nên sẽ không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Vì ở đây hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi mà ngay từ đầu công ty đưa ra những thông tin sai sự thật để chiếm đoạt tài sản của bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi của công ty này là hành vi quảng cáo sai sự thật, không đúng với chất lượng sản phẩm của công ty này nên tùy vào mức độ nghiêm trọng mà công ty sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 168 BLHS hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
3. Xử phạt vi phạm hành chính việc quảng cáo gian dối
"Điều 168. Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Căn cứ theo quy định trên, nếu việc công ty đó quảng cáo gian dối về hàng hóa mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này thì công ty sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối. Còn nếu việc quảng cáo gian dối này chưa gây hậu quả nghiêm trọng, chưa bị xử phạt hành chính hoặc chưa bị kết án về tội này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:
"Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;"
Nếu công ty này mà có hành vi quảng cáo gian dối nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP:
"2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hànghóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác."
4. Quyền từ chối nhận hàng trong trường hợp bên bán giao hàng hóa kém chất lượng
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng thời hạn, địa điểm giao hàng, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa theo Hợp đồng…đồng nghĩa việc bên mua có nghĩa vụ nhận hàng nếu bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên.
Tuy nhiên trong trường hợp bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng của mình thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Cụ thể:
- Bên bán giao hàng hóa không sử dụng với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại.
- Bên bán giao hàng hóa không phù hợp với bất cứ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán đáng lẽ ra phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua.
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức bảo quản thích hợp để bảo quản hàng hóa.
5. Xử lý sau khi từ chối nhận hàng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Trong trường hợp hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể là ngày nào thì nếu bên bán giao thiếu hàng hoặc giao hàng hóa kém chất lượng thì bên bán có quyền giao hàng hóa trong thời hạn còn lại.
- Nếu bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu các chi phí phát sinh.
- Trong trường hợp trong số lượng gạo được giao chỉ có một phần bị ẩm mốc thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng khác thay thế. Nếu bên bạn không giao được hàng hóa đúng chất lượng thì bên mua có quyền mua hàng hóa của người khác để thay thế và bên giao hàng hóa kém chất lượng phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí phát sinh liên quan nếu có.
Gia hạn để bên bán thay thế hàng kém chất lượng
- Trong trường hợp buộc thực hiện đúng Hợp đồng bên mua có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để bên bán giao đúng số gạo với chất lượng như hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng.
- Thời gian hợp lý tùy thuộc vào hai bên thỏa thuận.
- Ngoài áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên mua có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng, mức phạt vi phạm không được quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Bên mua cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc bên bán giao hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại đến cho bên mua.
Hủy bỏ hợp đồng
Trong trường hợp bên mua đã gia hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên bán nhất quyết vẫn không giao hàng đảm bảo chất lượng, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ cơ bản là vi phạm gây thiệt hại cho bên kia đến mức bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Sau khi bên mua hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, tuy nhiên các điều khoản về phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực.
Trong trường hợp của Công ty bạn, việc từ chối nhận hàng phù hợp với quy định của pháp luật, công ty bạn có thể gia hạn một thời gian để bên bán giao đủ số lượng gạo đảm bảo chất lượng trong Hợp đồng.
Nếu bên bán vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ Hợp đồng thì công ty bạn có quyền yêu cầu hủy hợp đồng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.