1. Khái niệm về quyền

Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lí và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thể cá nhân, được thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định. Theo đó, quyền của cá nhân được phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với cá nhân, các quyền cơ bản phát sinh khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định. Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phải chịu tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật hay vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết.

Với tư cách là công dân của nhà nước sở tại, cá nhân được hưởng đầy đủ các quyền mà hiến pháp, pháp luật của nhà nước sở tại quy định. Đồng thời, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền của công dân, không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của công dân trong phạm vi lãnh thổ đất nước. Ở nước ta, quyền của công dân được thể chế hóa tại Hiến pháp và các đạo luật. Theo đó, công dân có các loại quyền đương nhiên như quyền làm người, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; các quyển về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận các vấn đề của nhà nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu; các quyền về kinh tế văn hóa, xã hội như quyền sở hữu những thụ nhập và tài sản hợp pháp, quyển thành lập doanh nghị, góp vốn kinh doanh, quyển sử dụng và chuyến quyền sử dụng đất, quyền lao động, học tập, nghiận cứu, sáng tạo khoa học, nghệ thuật, quyển tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyển xây dựng nhà ở quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng nam nữ, quyển được Nhà nước bảo hộ về hôn nhân, gia đình; các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhận như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, quyển bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Ngoài ra, khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội cụ thể công dân có quyền kháng cáo, quyển tố cáo, quyền định đoạt, quyền lưu cư, quyền thừa kế, quyển ưu tiên giao thông, quyền chất vấn (của các đại biểu Quốc hội)... Quyền của cá nhân có thể phát sinh do được người khác ủy quyền.

Là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của cá nhân, quyền là một phạm trù trung tâm trong thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật và trong đời sống xã hội. Theo sự phát triển của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa. Tôn trọng các quyền của cá nhân và đảm bảo quyền của cá nhân là nguyên tắc quan trọng của hoạt động tư pháp và là nội dung quan trọng của quản lí nhà nước, quản lí xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 

2. Quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013

2.1 Khái niệm quyền cơ bản của công dân

Quyền cơ bản của công dân là các quyền được xác định cụ thể trong các điều khoản được quy định trong Hiến pháp hiện hành (cụ thể là Hiến pháp năm 2013) trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,...là cơ sở để xác định các quyền cụ thể khác của công dân và là cơ sở pháp lý chủ yếu để xác định địa vị pháp lý chủ yếu của công dân.

Trong bất kỳ Nhà nước nào thì địa vị pháp lý của công dân đều được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa một bên là xã hội, nhà nước với một bên khác là công dân. Nội dung được quy định trong các quy phạm pháp luật nêu trên tạo nên địa vi pháp lý của công dân. Ở các nước khác nhau thì địa vị pháp lý của công dân cũng có những điểm khác biệt với nhau vì địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước, mỗi quốc gia trên thế giới.

Quy chế pháp lý về công dân bao gồm nhiều các chế định khác nhau: quốc tịch, năng lực pháp luật, năng lực hành vi của công dân, các nguyên tắc hiến pháp của các quy chế pháp lý của công dân, các quyền, tự do và nghĩa vụ pháp lý của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân. Mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân. Tất cả các chế định đó hợp lại thành quy chế pháp lý của công dân. Như chúng ta đã biết, quyền của công dân không những được quy định trong hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước mà còn được cụ thể hóa ở cả các văn bản pháp luật khác. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý của công dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng trong việc hình thành quy chế pháp lý của công dân, những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp đóng vai trò quan trọng nhất.

 

2.2 Nội dung quyền cơ bản của công dân

Các quyền cơ bản của công dân có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi công dân và cả Nhà nước, nó là cơ sở để nhà nước có thể ban hành các quy định về các quyền cụ thể của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Các quyền cơ bản của công dân bao gồm tất cả các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân. Ở Việt Nam các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013, và được phân loại như sau:

- Các quyền cơ bản của công dân về chính trị: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo.

- Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.

- Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.

 

2.3 Các đặc trưng cơ bản về quyền của công dân

Các quyền cơ bản của công dân có những đặc trưng cơ bản khác với các quyền cụ thể của công dân được quy định trong các đạo luật, các quy phạm pháp luật của từng lĩnh vực pháp luật cụ thể, các đặc trưng này được thể hiện cụ thể như sau:

- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận.

- Quyền cơ bản của công dân thường được quy định cụ thể trong Hiến pháp - văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nền tảng để xây dựng các đạo luật của các ngành, lĩnh vực pháp luật cụ thể.

- Quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Các quyền cơ bản quy định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ghi nhận.

- Các quyền cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các quyền cơ bản của công dân là quyền công dân - nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam còn cơ sở phát sinh các quyền khác của công dân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp lý ...

- Các quyền cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.

Nhìn vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 quy định về các quyền cơ bản của công dân và thực tiễn thực hiện các quy định được quy định trong Hiến pháp và thực tiễn thực hiện các quy định đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ dân chủ, nhân đạo, tiến bộ và mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và cá nhân.

 

3. Phân loại các quyền của công dân

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cơ sở để phân định các quyền công dân thành hai nhóm: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là do thời gian hình thành và tính chất của hai nhóm quyền này có nhiều điểm khác nhau. Các quyền dân sự, chính trị của công dân thường xuất hiện sớm hơn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Phần lớn các quyền dân sự, chính trị của công dân thường được xác lập khi thành lập nhà nước dân chủ, còn phàn lớn các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được thiết lập muộn hơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị chủ yếu phụ thuộc ý thức chính trị, ý thức dân chủ của nhân dân, còn việc thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế, xã hội của nhà nước. Chẳng hạn quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, quyền có điều kiện sống xứng đáng là những quyền xuất hiện muộn hom và việc thực hiện các quyền này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm)