Thực tế công ty tính lương như sau. Mỗi người xếp một hệ số lương sản xuất kinh doanh (theo thang hệ số kèm theo quy chế trả lương của công ty). Hàng tháng tạm ứng 80% theo mức lương bình quân của năm trước liền kề. Cuối năm khi có kết quả lãi lỗ của công ty mới cân đối quyết toán tiền lương, đánh giá lại hệ số lương sản xuất kinh doanh và lúc này mới xác định tiền lương bình quân cả năm của mỗi người, trừ đi số đã tạm ứng 80%, số còn lại trả một lần vào cuối năm cho người lao động. Nghĩa là trong năm không thể biết được cụ thể tiền lương hàng tháng để trả là bao nhiêu Trên thực tế lương thực nhận bình quân của người này khoảng 9 triệu đồng/tháng. Năm 2016, Công ty vẫn thực hiện cách trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh như trên như trên. Lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đóng theo số lương tạm ứng trả hàng tháng đó; cuối năm khi được trả bổ sung thì nộp bảo hiểm xã hội trên khoản bổ sung đó; nếu không có thì không phải nộp; không thực hiện việc trả lại tiền bảo hiểm xã hội đã trích đã trích. Xin hỏi luật sư tư vấn, công ty thực hiện như vậy có sai quy định không? 

Nhờ bộ phận luật sư hỗ trợ, tư vấn. Em xin trân trọng cảm 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao động   của công ty luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi:  1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012;

- Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

2. Nội dung trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề mà ảnh hưởng trực tiếp tới bạn với tư cách là người lao động: một là, việc trả lương hàng tháng bằng hình thức tạm ứng 80% theo mức lương bình quân của năm trước; hai là vấn đề đóng bảo hiểm y tế. Xin giải đáp cụ thể như sau:
- Vấn đề trả lương hàng tháng
Bộ luật lao động năm 2012 giải quyết thắc mắc này như sau:

"Điều 96: Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Theo như bạn đề cập, trong hợp đồng lao động lương của người lao động được trả dựa theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và thực tế được hưởng khoảng 9 triệu đồng/tháng. Như vậy, tới kỳ hạn trả lương bạn sẽ được trả đầy đủ số tiền mà bạn thực tế được hưởng theo kết quả lao động. Tức là, việc công ty trả lương bằng hình thức tạm ứng 80% theo mức lương bình quân của năm trước là chưa hợp lý. Cụ thể trên hợp đồng lao động cần có con số cụ thể về tiền lương, ví dụ lương tối thiểu vùng hoặc lương cơ bản.

- Vấn đề đóng bảo hiểm y tế

Hiện nay theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 quy định mức đóng bảo hiểm như sau:
+ Người lao động (bạn): 10,5% tiền lương người lao động. Trong đó: mức đóng BHXH 8%; BHYT: 1,5%; BHTN: 1%.
+ Người sử dụng lao động (Công ty nơi bạn làm): 22% tiền lương người lao động. Trong đó: mức đóng BHXH: 18%; BHYT: 3%; BHTN:1%.Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải đóng thêm 2% kinh phí công đoàn. Tức là phải nộp một khoản bằng 24% tiền lường người lao động.
Việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc với mục đích bảo vệ người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động là người yếu thế. Chính vì vậy, nếu người sử dụng lao động bớt giảm được một khoản tiền phải nộp nào đó thì đương nhiên họ có lợi và người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, với thông tin bạn đưa ra là lương người lao động được hưởng khoảng 9 triệu đồng nhưng lương thực trả là 80% theo mức lương bình quân của năm trước. Do bạn không đưa ra mức lương bình quân của năm trước nên chúng tôi ví dụ mức bình quân là 7 triệu đồng. Vậy, ta có phép tính như sau:
(i) Số tiền thực mà người sử dụng lao động phải đóng:
Bảo hiểm: 9 triệu x 22% = 1.980.000 đồng.
Kinh phí công đoàn phải nộp là: 9 triệu x 2% = 180.000 đồng.
Tổng số tiền phải nộp là: 1.980.000 + 180.000 = 2.160.000 đồng.
(ii) Số tiền mà công ty thực tế đang đóng là:
Bảo hiểm: 7 triệu x 22% = 1.540.000 đồng.
Kinh phí công đoàn: 7 triệu x 2% = 140.000 đồng.
Tổng số tiền phải nộp là: 1.680.000 đồng.
Như vậy, số tiền chênh lệch mà Công ty không phải nộp là:
2.160.000 - 1.680.000 = 480.000 đồng.
Lấy con số này nhân với số người lao động thì kết quả rất lớn.
Đối với người lao động cũng vậy, mặc dù số tiền phải đóng nhỏ hơn nhưng thực tế quyền lợi của họ không được đảm bảo.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                               

Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động.