Câu hỏi được biên tập từchuyên mục tư vấn luật hình sự công ty Luật Minh khuê. 

Rải đinh gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 )

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về hành vi rải định gây hậu quả nghiêm trọng

Hành vi này hiện nay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ được quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ 

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của  người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

e) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm."

Thứ hai, về hành vi mua tài sản của 1 người biết rằng người đó mới 14 tuổi và tài sản đó là do cướp giật

Mặc dù pháp luật đã có quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự của người 14 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý tuy nhiên, hành vi của người mua được xác lập vẫn dựa trên hành vi có được tài sản một cách bất hợp pháp vì vậy hành vi của người mua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự như sau:

" Điều 250.  Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có  

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d)  Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

Cụ thể, cấu thành tội phạm này được phân tích như sau:

- Khách thể của tội phạm: hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn gây trở ngại lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, tạo điều kiện khuyến khích những người khác đi vào con đường phạm tội.

¬Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ các tài sản do người khác phạm tội mà có như (tham ô, trộm cắp, cướp của, nhận hối lộ, buôn bán hàng cấm...). Khi thực hiện hành vi này, người chứa chấp, tiêu thụ không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu đã hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn,  thỏa thuận trước nhưng đã quen biết, hiểu rõ nhau từ trước thì việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó được coi là hành vi đồng phạm (với vai trò giúp sức) người phạm tội.

Tài sản do phạm tội mà có nói ở đây có thể là tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc công dân. Nó bao gồm tất cả các đồ vật có giá trị vật chất (kể cả các loại giấy tờ có giá trị) và được sử dụng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người.

¬Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người chứa chấp, tiêu thụ không thể biết được đó là tài sản do phạm tội mà có thì hành vi không cấu thành tội phạm. Động cơ mục đích phạm tội có thể là tham lam, tư lợi hoặc do cả nể, thương hại,...

Tham khảo bài viết liên quan:

Về tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có

Tư vấn hình phạt tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ?

Đồng phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội bị phạt thế nào ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hình sự