Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Bộ luật hình sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

"Ngày cá tháng Tư" là gì?

"Ngày cá tháng Tư" là ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm, còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Ngày này không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Tại Việt Nam, "Ngày cá tháng Tư" không phải là một ngày truyền thống của dân tộc, tuy nhiên cũng đã sớm được giới trẻ Việt coi như là một ngày để thỏa thích trêu đùa mà không lo bị trách móc.

"Ngày cá tháng Tư" có nói đùa, nói xạo mà lại gây hậu quả nghiêm trọng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu người thực hiện hành vi không mong muốn có hậu quả xảy ra thì:

Xét về góc độ pháp lý, thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng với hậu quả đó thì không thể xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng sẽ ngăn chặn được.

Cụ thể như sau:

- Về ý chí: Người thực hiện hành vi không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn nằm ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và ngằm ngoài dự tính của mình

- Về lý trí: Người thực hiện hành vi biết trước được rằng việc làm của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, biểu hiện ở việc người đó thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Nếu người thực hiện hành vi mong muốn có hậu quả xảy ra thì được coi là lỗi cố ý trực tiếp. vì:

- Về lý trí: người thực hiện hành vi nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.

- Về ý chí: Người thực hiện hành vi mong muốn việc làm sẽ để lại hậu quả. Điều đó có nghĩa là hậu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và mong muốn của mình

Như vậy, dưới góc độ pháp lý thì việc nói đùa, nói dối mà gây ra hậu quả nghiêm trọng thì được coi là lỗi cố ý vì quá tự tin. Và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội dù cố ý hay vô ý sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hình sự về hành vi của mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê