1. Robert Owen
Robert Owen là một nhà xã hội không tưởng người Anh nhưng thực chất ông là người xứ Wales. Robert Owen sinh ngày 14 tháng 5 năm 1771 tại Newtown, Montgomeryshire, xứ Wales, trong một gia đình thợ thủ công bình thường. Cả cha và mẹ Owen đều làm thợ mộc đóng khung dệt. Cuộc đời của Robert Owen trải qua các thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh. Khi học hết tiểu học và học dở dang trung học, Owen tham gia vào việc kinh doanh vải, sau đó là chủ xưởng dệt. Năm 19 tuổi, ông trở thành chủ xưởng dệt ở Manchester. Năm 28 tuổi, Owen quản lý nhà máy dệt New Lanark (Scotland). Trong thời gian quản lý nhà máy (1797 - 1824), Robert Owen đã tham gia nghiên cứu kinh tế và chính trị học. Với khả năng trí tuệ nhạy bén và môi trường hoạt động, ông đã làm nhiều việc để cải thiện điều kiện lao động và đời sống của công nhân. Ông có những suy nghĩ sâu sắc về xã hội tư bản và nhưng dự định cải tạo xã hội đó. Ông chuyển dần từ chủ nghĩa từ thiện sang chủ nghĩa xã hội không tưởng.
2. Người nghèo là khốn khổ vì họ nghèo, họ không nghèo vì họ khốn khổ
Tóm lại, Owen cho rằng người nghèo là khốn khổ vì họ nghèo, họ không nghèo vì họ khốn khổ! Owen lập luận rằng cải thiện môi trường xã hội của một người, là bạn đã làm người ấy khá hơn. Nguyên tắc độc nhất này là đặc điểm chính và sáng kiến trong triết lý xã hội của Owen, nhưng ông tô điểm thêm đáng kể bằng phát biểu những gì ông gọi là “nguyên tắc thật”.
3. Nguyên tắc thật
Owen phát triển những nguyên tắc thật này trong Report to the County of Lanark năm 1821:
- Tính cách được hình thành phổ biến cho chứ không phải bởi cá nhân.
- Bất kỳ thói quen và tình cảm đều dành cho nhân loại.
- Tình cảm không thuộc sự kiểm soát của cá nhân.
- Mỗi cá nhân được đào tạo để tạo ra nhiều sản phẩm hơn mức anh ta tiêu dùng, trong khi vẫn có đủ đất chừa cho anh ta canh tác.
-Tự nhiên cung cấp phương tiện qua đó dân số ở mọi thời điểm đều trong tình trạng thích hợp để tạo hạnh phúc nhiều nhất cho mỗi cá nhân mà không có sự kiểm soát thói tật hay thông khổ.
- Bất kỳ cộng đồng có thể sắp xếp, dựa trên sự kết hợp thích đáng của các nguyên tắc đề cập, theo cách không chỉ từ bỏ thói tật, bần cùng và ở mức độ rộng, sự thống khổ khỏi thế giới, nhưng cũng đặt mỗi cá nhân trong những tình huống trong đó anh ta sẽ thụ hưởng hạnh phúc thường xuyên hơn là hạnh phúc có thể dành cho bất kỳ cá nhân theo nguyên tắc được xã hội quản lý trước nay.
- Tất cả nguyên tắc cơ bản được giả định qua đó xã hội đã được hình thành cho đến nay đều sai lầm, và được minh chứng trái ngược với thực tế.
- Sự thay đổi tiếp theo sau sự từ bỏ những châm ngôn sai lầm này vốn mang lại sự thống khổ cho thế giới, và sự chấp nhận nguyên tắc thật, phơi bày một hệ thống gỡ bỏ và mãi mãi loại trừ sự thống khổ ấy, có thể bị ảnh hưởng mà không mảy may phương hại đến bất cứ người nào (dẫn trong Morton, trang 58-59).
Cơ sở chứng minh các thuyết xã hội của Owen là nhà máy New Lanark ở Scotland, nơi Owen bắt đầu công việc quản lý vào năm 1800, không lâu sau khi ông kết hôn với con gái của một nghiệp chủ. Lực lượng lao động ở New Lanark được biết là có cuộc sống phóng đãng, rượu chè be bét. Nhưng Owen không tiếp cận chức vụ quản lý ở New Lanark như công việc ở nơi khác. Ông hy vọng chứng minh thuyết của mình rằng sự thay đổi trong môi trường xã hội sẽ làm thay đổi tính cách của công nhân. Quan trọng hơn nếu xét về ý nghĩa kinh tế là nhận thức của Owen cho rằng lực lượng lao động thỏa mãn sẽ là một lực lượng hiệu quả. ở New Lanark, Owen hạn chế lao động trẻ em, dành nhiều thời gian để giáo dục trẻ em. Ông cũng cải thiện điều kiện ăn ở của công nhân và gia đình, nâng lương, giảm giờ làm và đưa ra các đề xuất khác nhằm làm cuộc sống cư dân trong cộng đồng thêm phong phú.
Sự đầu tư có tính nhân văn của Owen ở New Lanark phải được xem là thành công. Trước sự ngạc nhiên của giới Tư bản công nghiệp, nhà máy của Owen liên tục đạt lợi nhuận đáng kể sau khi ông đưa ra cải cách. Thế nhưng, bất kể thành công xã hội và kinh tế ở New Lanark, cuối cùng Owen bị những đối tác đầu tư phẫn nộ chương trình của ông buộc phải chấm dứt. Điều này khiến ông suy nghĩ không thể chỉ dựa vào sáng kiến cá nhân để mang lại cải cách kinh tế, xã hội lâu dài. Khi hồi tưởng quá khứ về thử nghiệm quan trọng của mình, Owen viết:
“Sáng kiến cá nhân không tạo cho người nghèo siêng năng được giáo dục cũng như việc làm, vì trong thương mại trẻ em được đào tạo để điều khiển tất cả những điều kiện thuận tiện của chúng để mua rẻ và bán đắt, những ai tỏ ra thành thạo nhất và thành công nhất trong nghệ thuật cao quý và khôn ngoan này, trong thế giới thương mại, có vẻ như có tầm nhìn rộng và thành đạt hơn nữa, trong khi một cố gắng như thế nhằm cải thiện thói quen luân lý và làm tăng sự an ủi của những ai mà họ đang sử dụng đều được gọi là những người nhiệt tâm điên cuồng”, (trích dẫn Beer, I, trang 165).
Kết quả, Owen ủng hộ vai trò rộng lớn hơn của chính phủ. Ông tìm kiếm luật về cải cách nhà máy, hỗ trợ cho người thất nghiệp, và sau cùng là một hệ thống giáo dục quốc gia. ông còn sống để chứng kiến thử nghiệm xã hội thứ hai ở New Harmony, Indiana, thất bại trong vòng 3 năm sau khi thành lập, nhưng không may ông không sống để nhìn thấy phần lớn những cải cách do ông đề nghị được đưa vào luật, về điều này, rõ ràng Owen đi trước thời đại, vì hầu hết những cải cách ông nêu ra hiện nay đều phổ biến trong các xã hội công nghiệp.
4. Charles Fourier
François Marie Charles Fourier (7 tháng 4 năm 1772 – 10 tháng 10 năm 1837) là một nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng và nhà ủng hộ chủ nghĩa nữ giới nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Các quan điểm của Fourier là nguồn cảm hứng của những người thành lập một số làng tại Hoa Kỳ theo chủ nghĩa không tưởng, bao gồm Utopia, Ohio; La Réunion (gần Dallas, Texas ngày nay); North American Phalanx tại Red Bank, New Jersey; Trại Brook tại Tây Roxbury, Massachusetts (được Nathaniel Hawthorne cùng thành lập); và Community Place và Sodus Bay Phalanx ở Tiểu bang New York.
Trong những lúc tỉnh táo hơn, Charles Fourier (1772-1837) tỏ ra ít lập dị, trong những lúc quá nhiệt thành có lẽ ông là người hơi bị mất trí. Khoảng giữa hai trạng thái này, ông cho thấy mình là bậc thầy với khả năng kỳ lạ và chính xác từng chi tiết nhỏ nhất trong dự đoán phát triển tương lai. Như Saint-Simon và List, Fourier cho rằng nền văn minh trải qua một số giai đoạn phát triển, mặc dù không ai nghiên cứu học thuyết của ông thật sự nghiêm túc. Thế giới quan của ông hầu như là cuộc “hành trình” ảo giác kéo dài: Nước Pháp thế kỷ 19 được cho là ở vào giai đoạn thứ năm của sự tiến bộ, sau khi trải qua (1) sự nhầm lẫn, (2) sự tàn bạo, (3) chế độ gia trưởng và (4) sự dã man. Sau khi trải qua thêm hai giai đoạn nữa, cuối cùng sẽ đạt đến đường dốc hài hòa hướng lên - giai đoạn sau cùng hoàn toàn hạnh phúc - sẽ kéo dài khoảng 8.000 năm. Thế nhưng, lúc ấy lịch sử tự thân sẽ thay đổi hoàn toàn, và xã hội sẽ lũy thoái theo từng giai đoạn ngược lại để trở về giai đoạn đầu.
5. Ý tưởng tổ chức lại xã hội của Fourier
Fourier nêu chi tiết những thay đổi trần tục đi cùng với sự hài hòa: sáu mặt trăng mới sẽ thay thế mặt trăng đang tồn tại, một quầng sáng rơi nhẹ như sương, sẽ hình thành một vòng tròn quanh bắc cực, biển sẽ trở về Kool-Aid, tất cả muông thú hung bạo hay đáng ghét trên thế gian sẽ được thay bằng đối thủ của chúng: loài ăn sư tử, ăn cá voi, ăn gấu, ăn sâu bọ và ăn chuột không chỉ thịnh hành mà còn có thể phục vụ cho nhân loại. Trên cả mọi loài, tuổi thọ của con người trong giai đoạn hài hòa sẽ kéo dài 144 năm, 5/6 thời gian này dành cho việc theo đuổi tình dục không hạn chế (Fourier là một ông già độc thân lắm mánh khóe cũng như một người nhìn xa trông rộng nhiệt tình kiểu trẻ con!).
Thật lý thú khi gạt bỏ tất cả những điều này như là cơn mê loạn thuần túy của một người điên, ngoại trừ một điều: Fourier có kế hoạch tổ chức lại xã hội, bất kể tính cách không tưởng của nó, nắm bắt sự tưởng tượng của những người chia sẻ nỗi đau của ông đối với những điều xấu của chủ nghĩa Tư bản. Ngoài ra, kế hoạch của ông là điềm báo hiệu công xã của thế kỷ 20.
Vấn đề Fourier đề xuất là vô số “thành phố công viên” (phalanstères) theo mô hình của một khách sạn đồ sộ, nơi dành cho 1.500 người sống chung thật lý tưởng. Không hạn chế nào áp đặt lên sự tự do của con người. Fourier không cho rằng sự tái phân phối thu nhập theo loại bình quân, ông cho rằng sự bất công trong thu nhập và cảnh bần cùng là:
“Sự định đoạt thần thánh, do đó phải tồn tại mãi mãi, vì mọi việc Chúa đã sắp xếp thật công bằng”. (Nouveau monde industriel, 1848, trích dẫn Gide và Rist, trang 256).
Ông cũng không phản đối chính bản thân tài sản cá nhân mà chỉ phản đối sự lợi dụng tài sản, khi thu nhập có được mà không phải lao động. Vì thế, mỗi cư dân trong khách sạn có khả năng mua trang thiết bị phù hợp với thị hiếu cá nhân và tiền túi của mình. Sản xuất kinh tế trong phalanstères sẽ được tiến hành theo kiểu tập thể. Sự hợp tác sẽ thay thế tư lợi không kiềm chế. Tài sản cá nhân không bị tiêu dùng hết mà chuyển thành cổ phần của một kho chung trong phalanstère. Fourier hứa hẹn thu nhập cao dành cho các nhà Tư bản giàu có nếu đầu tư vào kế hoạch này, nhưng trước nay chưa ai làm. Lợi nhuận sẽ chia chính xác như sau: 4/12 cho vốn, 5/12 cho lao động, và 3/12 cho khả năng (nghĩa là quản lý).
6. Loại trừ mâu thuẫn quyền lợi cá nhân
Theo Fourier, tai họa chính của chủ nghĩa Tư bản là mâu thuẫn của quyền lợi cá nhân. Do đó phalanstère được thiết kế nhằm loại trừ mâu thuẫn quyền lợi bằng cách làm cho mỗi thành viên trong hợp tác xã trở thành người chủ sở hữu của hợp tác xã cũng như là người làm công ăn lương. Mỗi xã viên rút phần thu nhập không những trong tư cách một người lao động mà còn là một nhà Tư bản (cổ đông) và quản lý (mỗi xã viên đều có tiếng nói trong quản lý phalanstère).
Nền kinh tế đạt được trong phalanstère bằng đời sống công xã, tạo tiện nghi tối đa với phí tổn tối thiểu. Ngoài ra, những công việc trong nhà được tập thể cùng làm, do đó giảm bớt sự vất vả cá nhân. Công việc dơ bẩn giao cho trẻ em, vốn luôn thích thú khi bản thân “vấy bẩn”. Nói chung, người lớn chỉ làm những công việc họ thích và một loại cạnh tranh thân thiện sẽ xảy ra sau đó dưới hình thức cuộc thi xem ai là người thực hiện công việc của mình tốt nhất.
Có lẽ điều dễ nhận thấy tại sao kế hoạch của Fourier lại hấp dẫn những người mơ mộng khác - nếu một nơi như thế có thật và điều quan trọng hơn là vẫn còn dai dẳng, thì quả thật ai là người muốn sống ở đó? Thật không may, ý tưởng của Fourier ít có ảnh hưởng thực tế bằng ý tưởng của Owen, mặc dù phong trào hợp tác xã cũng nhờ Fourier mà có. Tuy nhiên, ông mất như một nhân vật trong bi kịch, sau những năm cuối đời tại nhà ông chờ đợi giờ phút các nhà Tư bản giàu có đến với ông thông báo trợ cấp tài chính cho kế hoạch tưởng tượng của ông. Nhưng chưa ai làm điều này.