1. Giới thiệu tác giả

Sách "Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực  trạng và định hướng phát triển" do TS. Nguyễn Văn Tuân biên soạn.

TS. Nguyễn Văn Tuân là người đã có nhiều năm làm công tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trong lĩnh vực có liên quan đến dịch vụ pháp lý.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực  trạng và định hướng phát triển

Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực  trạng và định hướng phát triển

Tác giả: Nguyễn Văn Tuân

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Ở Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nghề luật, nghề luật sư và việc cung cấp dịch vụ pháp lý lại được coi trọng và thấy cần thiết như giai đoạn hiện nay. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế hoạt động của nền kinh tế, nhu cầu về cung cấp dịch vụ pháp lý và phát triển liên tục, không ngừng. Dịch vụ pháp lý đã góp phần quan trọng trong việc thu hút và khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển. Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí cần thiết của mình trong số nhiều loại hình dịch vụ khác của nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, muốn hoạt động dịch vụ pháp lý phát triển như đúng vai tròm vị trí của nó, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội, cần thiết phải có một hành lang pháp lý cụ thể, vững chắc, làm cơ sở để nó hoạt động. Song thực tiễn pháp luật Việt Nam về dịch vụ pháp lý chưa đáp ứng được điều này. Khái niệm và nội hàm dịch vụ pháp lý vẫn chưa có nhận thức thống nhất, hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý còn phân tán, thực tiễn các hoạt động dịch vụ pháp lý trên thị trường còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Cũng bởi vậy, pháp luật về dịch vụ pháp lý hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội, của việc phát triển nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa bà hội nhập kinh tế quốc tế.

Để giúp bạn đọc tìm hiểu về dịch vụ pháp lý trong điều kiện kinh tế thị trường, TS. Nguyễn Văn Tuân đã biên soạn cuốn sách: "Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực  trạng và định hướng phát triển".

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý

1. Khái niệm dịch vụ pháp lý

2. Dịch vụ pháp lý theo quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, Tổ chức Thương mại Thế giới

3. Dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật của một số nước trên thế giới

4. Dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam

Chương 2. Dịch vụ pháp lý của luật sư

1. Sự hình thành và phát triển chế định luật sư

2. Hành nghề luật sư

3. Dịch vụ tham gia tố tụng hình sự của luật sư

Chương 3. Dịch vụ pháp lý của các tổ chức xã hội

1. Dịch vụ pháp lý của các tổ chức xã hội theo quy định của Thông tư 1119/QLTPK

2. Dịch vụ pháp lý của các tổ chức xã hội theo quy định của Nghị định 65/2003/NĐ-CP

3. Dịch vụ pháp lý của các tổ chức xã hội theo quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP

Chương 4. Trợ giúp pháp lý

1. Những vấn đề chung

2. Trợ giúp pháp lý của Nhà nước

Chương 5. Nhu cầu và định hướng phát triển dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

1. Xác định nhu cầu dịch vụ pháp lý từ thực tiễn kinh tế - xã hội ở Việt Nam

2. Những định hướng cơ bản nhằm phát triển dịch vụ pháp lý ở Việt Nam và kiến nghị mô hình dịch vụ pháp lý

3. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý

Phần phụ lục

Văn bản luật sư

Văn bản tư vấn pháp luật

Văn bản trợ giúp pháp lý

Dưới đây là một số quy định về trung tâm tư vấn pháp luật tại Nghị định 77/2008/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Điều 5. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.

Điều 6. Địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Việc khắc và sử dụng con dấu của Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định.

3. Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật phải là tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 7. Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Điều 10. Tư vấn pháp luật miễn phí

Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản.

Nhà nước khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Tư vấn pháp luật có thu thù lao

1. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng quy định tại Điều 10 của Nghị định này, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí cho hoạt động của Trung tâm.

2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định. Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ quản có trách nhiệm quy định về mức thù lao.

3. Trung tâm tư vấn pháp luật có trách nhiệm niêm yết mức thù lao tại trụ sở của Trung tâm và chấp hành quy định của pháp luật về tài chính.

Điều 12. Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Tổ chức chủ quản ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:

a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;

b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;

c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.

2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi cả nước.

Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương mình.

Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở đó.

3. Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản. Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ hai Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.

Điều 13. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:

a) Đơn đăng ký hoạt động;

b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;

c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;

d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm;

đ) Giấy tờ xác nhận về trụ sở.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn.

3. Khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp đồng thời cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.

Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động, Thẻ tư vấn viên pháp luật.

4. Trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách trình bày có hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về dịch vụ pháp lý, sự hình thành chính sách, pháp luật về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, cũng như xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Cuốn sách đáp ứng được yêu cầu của đông đảo bạn đọc, là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ có giới luật sư, tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, mà còn cho những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực pháp luật và mọi người dân trong việc sử dụng dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực  trạng và định hướng phát triển".

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!