Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả Quí Lâm
Cuốn sách "Luật bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả" do tác giả Quí Lâm hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Luật bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả
Tác giả: Quí Lâm
Nhà xuất bản Lao Động
3. Tổng quan nội dung sách
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việc bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả cộng đồng, của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về công tác quản lý, bảo vệ môi trường; các hoạt động xử lý chất thải, phế liệu; các phương thức xác định thiệt hại, bồi thường đối với các đơn vị vi phạm... nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường cụ thể như sau:
- Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13-02-2017 phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025";
- Thông tư số 73/2017/TT-BTNMT ngày 29-12-2017 về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 7-3-2017 quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....
Để giúp lãnh đạo các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành và các bạn đọc thuận tiện trong việc tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật về môi trường, Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn sách: Luật bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả do Quí Lâm hệ thống.
Nội dung cuốn sách bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I. Luật Bảo vệ môi trường và nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành môi trường
Tác giả hệ thống ở phần này Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 19/2015/NĐ-CP; Quyết định 2807/QĐ-BTNMT; Quyết định 192/QĐ-TTg.
Phần II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường
Tác giả hệ thống ở phần này Thông tư 73/2017/TT-BTNMT
Phần III. Hướng dẫn bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả
Tác giả hệ thống ở phần này các văn bản pháp luật sau: Nghị định 03/2015/NĐ-CP; Thông tư 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư 31/2016/TT-BTNMT; Thông tư 02/2017/TT-BTNMT;
Phần IV. Hướng dẫn quản lý và biện pháp xử lý chất thải, nước thải
Tác giả hệ thống ở phần này Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Thông tư 04/2015/TT-BXD; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Phần V. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt
Tác giả hệ thống Nghị định 155/2016/NĐ-CP;
Phần VI. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam - Quy chuẩn Việt Nam
Tác giả hệ thống ở phần này một số quy chuẩn như sau: QCVN 14:2008/BTNMT; QCVN 19/2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 40/2011/BTNMT
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về pháp luật môi trường trong cuốn sách "Luật bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả": Luật bảo vệ môi trường và nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành môi trường; Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường; hướng dẫn bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả; hướng dẫn quản lý và biện pháp xử lý chất thải, nước thải; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam - Quy chuẩn Việt Nam... thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trong thực tiễn.
Nội dung cuốn sách có giá trị thực tiễn, là tài liệu tham khảo thật sự cần thiết để bạn đọc tìm hiểu, thực hiện đúng chính sách pháp luật về môi trường.
Trong cuốn sách này, tác giả đã hệ thống các văn bản pháp luật có hiệu lực áp dụng thời điểm năm 2018, tuy nhiên, theo thời gian những quy định pháp luật luôn được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và các chính sách của nhà nước, do đó, một số văn bản tác giả hệ thống trong cuốn sách có thể sẽ không còn phù hợp hoặc bị sửa đổi, thay thế. Do đó, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu, bạn đọc lưu ý kiểm tra lại một lần nữa hiệu lực văn bản để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy phạm pháp luật. Đặc biệt đến nay Luật bảo vệ môi trường 2014 đã được thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2020, theo Luật mới này nhiều quy định về bảo vệ môi trường đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn, kéo theo đó, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng sẽ được ban hành thay thế các văn bản pháp luật trước đó.
Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Luật bảo vệ môi trường nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả".
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP cập nhật sửa đổi theo Nghị định 55/2021/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:
Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Hành vi vi phạm trong trường hợp trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho, bài lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình cho tổ chức, cá nhân khác; sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng với Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tạm nhập, chuyển khẩu phế liệu trong các trường hợp sau:
a) Tháo, mở, sử dụng và làm phát tán phế liệu trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Làm thay đổi tính chất, khối lượng của phế liệu;
c) Không tái xuất, chuyển khẩu toàn bộ phế liệu đã được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất đi kèm với phế liệu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng dưới 200 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 200 kg đến dưới 300 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 1.000 kg đến dưới 5.000 kg;
c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 300 kg đến dưới 400 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 400 kg đến dưới 500 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 500 kg đến dưới 600 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 600 kg đến dưới 700 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 700 kg đến dưới 800 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 40.000 kg đến dưới 50.000 kg;
h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 800 kg đến dưới 900 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 50.000 kg đến dưới 60.000 kg;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 900 kg đến dưới 1.000 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 60.000 kg đến dưới 70.000 kg;