Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả Hữu Đại và Vũ Tươi
Cuốn sách "Luật Dược 2016, Quy định mới về quản lý sử dụng đấu thầu, phân phối thuốc, nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc" do các tác giả Hữu Đại và Vũ Tươi hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Luật Dược 2016, Quy định mới về quản lý sử dụng đấu thầu, phân phối thuốc, nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc
Tác giả: Hữu Đại và Vũ Tươi hệ thống
Nhà xuất bản Thế Giới
3. Tổng quan nội dung sách
4. Đánh giá bạn đọc
Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động dược: Quy định về ghi nhãn thuốc, bao bì dược phẩm; Quy định về Quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tân dược; Quy định về Quản lý thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền; Quy định về Giấy chứng nhận lương y, tiêu chuẩn nhà thuốc; Quy định quản lý, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và các hướng dẫn quy định về đấu thầu cung cấp thuốc.... Với lượng thông tin pháp lý đa dạng và mới này cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc là những người hành nghề, hoạt động, quản lý và tư vấn pháp lý trong lĩnh vực dược.
Cuốn sách được xuất bản năm 2016, cũng đã hệ thống những văn bản pháp luật mới nhất có hiệu lực thi hành tại thời điểm đó, tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, những chính sách trong quản lý hoạt động dược cũng có thể sẽ được sửa đổi. Vì vậy, để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định còn hiệu lực thi hành, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu, bạn đọc cần kiểm tra lại hiệu lực của văn bản một lần nữa.
Quản lý sử dụng đấu thầu, phân phối thuốc, nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc là vấn đề phức tạp, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, do đó, để bạn đọc kịp thời cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất rất cần thiết những cuốn sách hệ thống quy định mới như thế này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Luật Dược 2016, Quy định mới về quản lý sử dụng đấu thầu, phân phối thuốc, nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc".
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về Đối tượng và điều kienj cấp Giấy chứng nhận là lương y theo quy định tại Thông tư 29/2015/TT-BYT để bạn đọc tham khảo:
Điều 1. Đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y
1. Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần nhưng chưa được kiểm tra sát hạch theo Thông tư số 13/1999/TT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y, dược cổ truyền (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/1999/TT-BYT) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
2. Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
3. Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
4. Đối tượng đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2007/TT-BYT) nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
5. Đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên.
6. Đối tượng có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và đã đạt kết quả qua kỳ kiểm tra sát hạch cuối khóa chuẩn hóa lương y do Bộ Y tế tổ chức theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Điều 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này
1. Về hiểu biết lý luận y, dược học cổ truyền:
Có đủ các chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược, Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở Y học cổ truyền (Viện, bệnh viện Y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hay cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Hội Đông y tỉnh) tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa theo Thông tư số 13/1999/TT-BYT trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. Các chứng chỉ học phần bao gồm:
a) Lý luận cơ bản về Y học cổ truyền;
b) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nội khoa;
c) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngoại khoa;
d) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nhi khoa;
đ) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh phụ khoa;
e) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngũ quan;
g) Chứng chỉ điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc;
h) Chứng chỉ dược liệu học;
i) Chứng chỉ về bào chế;
k) Chứng chỉ về các bài thuốc cổ phương.
2. Về kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền: Có thời gian thực tập khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 36 tháng trở lên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp sau khi có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại Khoản 1 Điều này, được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận bằng văn bản.
3. Về trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Người sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
4. Về kiểm tra sát hạch: Đạt kết quả kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư này.
5. Về việc xác nhận ý kiến đồng ý của Hội Đông y: Được Hội Đông y tỉnh xác nhận bằng văn bản về phạm vi hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.