Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm sáng chế là gì?
- 2. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:
- 3. Phân loại sáng chế? Các dạng sáng chế
- 3.1 Sáng chế dạng cơ bản
- 3.2 Sáng chế dạng chất
- 3.3 Sáng chế dạng phương pháp
- 4. Điều kiện bảo hộ sáng chế và Những vấn đề cần lưu ý
- 4.1 Đặc điểm của sáng chế
- 4.2 Điều kiện bảo hộ sáng chế
- 4.3 Đối tượng không được bảo hộ sáng chế
- 5. Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu số 01-SC)
1. Khái niệm sáng chế là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên
Như vậy, sáng chế có thể hiểu là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên.
Thuộc tính cơ bản của sáng chế - giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648
2. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:
- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
- Có trình độ sáng tạo,và;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
+ Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:
- Ý đồ,nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục,giảng dạy,đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ,hệ thống thông tin,phân loại,sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng,các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước,thời gian biểu,các quy tắc và các luật lệ,các dấu hiệu tượng trưng:
- Phần mềm máy tính,thiết kế bố trí vi mạch điện tử,mô hình toán học,đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật,giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh,chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội,trật tự công cộng,nguyên tắc nhân đạo.
3. Phân loại sáng chế? Các dạng sáng chế
- Sáng chế dạng cơ bản;
- Sáng chế dạng chất;
- Sáng chế dạng phương pháp.
3.1 Sáng chế dạng cơ bản
3.2 Sáng chế dạng chất
3.3 Sáng chế dạng phương pháp
4. Điều kiện bảo hộ sáng chế và Những vấn đề cần lưu ý
Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
4.1 Đặc điểm của sáng chế
Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (vật thể, chất thể, vật liệu sinh học) hoặc quy trình hay phương pháp.
– Sản phẩm dưới dạng vật thể
Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.
– Sản phẩm dưới dạng chất thể
Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.
– Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học
Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật, động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo.
– Quy trình hay phương pháp
Quy trình hay phương pháp (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.
4.2 Điều kiện bảo hộ sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Xem thêm: Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành.
4.3 Đối tượng không được bảo hộ sáng chế
Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, nêu rõ các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
5. Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu số 01-SC)
TỜ KHAI Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp: Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền giải pháp hữu ích | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | |||||||
Đơn này được nộp trên cơ sở đơn PCT số: Ngày nộp đơn quốc tế: Công bố quốc tế số: ngày: Ngày chọn Việt Nam (nếu có): | ||||||||
TÊN SÁNG CHẾ | PHÂN LOẠI SÁNG CHẾ QUỐC TẾ (chi tiết đến chỉ số hạng thứ ba) | |||||||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Chủ đơn đồng thời là tác giả sáng chế Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung | ||||||||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn là người khác được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: | ||||||||
TÁC GIẢ Tên đầy đủ: Quốc tịch: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Ngoài tác giả khai tại mục này còn có những tác giả khác khai tại trang bổ sung | ||||||||
CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN | ||||||||
YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN | CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN | |||||||
Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris Theo thoả thuận khác: | Số đơn | Ngày nộp đơn | Nước nộp đơn | |||||
o YÊU CẦU THẨM ĐỊNH NỘI DUNG Yêu cầu thẩm định với thời hạn bình thường Yêu cầu thẩm định nhanh, cụ thể là.......tháng | p CHUYỂN ĐỔI ĐƠN Đề nghị chuyển thành đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu giải pháp không đáp ứng điều kiện về trình độ sáng tạo | |||||||
PHÍ, LỆ PHÍ | ||||||||
Loại phí, lệ phí | Số đối tượng tính phí | Số tiền | ||||||
Lệ phí nộp đơn | ..... điểm YCBH độc lập | |||||||
Lệ phí nộp đơn cho bản mô tả từ trang thứ 6 trở đi | ..... trang | |||||||
Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | ||||||||
Lệ phí công bố đơn | ||||||||
Lệ phí công bố bổ sung từ hình thứ 2 trở đi | ..... hình | |||||||
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung | ..... điểm YCBH độc lập | |||||||
Phí thẩm định nội dung | ..... điểm YCBH độc lập | |||||||
Lệ phí chuyển đổi đơn | ||||||||
Tổng số phí, lệ phí nộp theo đơn là: Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản): | ||||||||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN Tài liệu tối thiểu: Tờ khai, gồm ....... trang x ... bản Bản mô tả, bằng tiếng ......., gồm ..... trang Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác: Bản tóm tắt, bằng tiếng .............., gồm ..... trang Bản dịch tiếng Việt, gồm ........... trang Giấy uỷ quyền bằng tiếng ........., gồm ..... bản dịch tiếng Việt, gồm ........ trang bản gốc bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau bản gốc đã nộp theo đơn số:............................) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên Bản sao đơn đầu tiên, gồm ..... bản Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu thụ hưởng từ người khác) Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác) Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU(Dành cho cán bộ nhận đơn) Cán bộ nhận đơn (ký và ghi rõ họ tên) | |||||||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ...... ngày ... tháng ... năm... Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) | ||||||||
CHỦ ĐƠN KHÁC (Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Chủ đơn này đồng thời là tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích Có yêu cầu cấp Phó bản bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích | ||||||||
Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Chủ đơn này đồng thời là tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích Có yêu cầu cấp Phó bản bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích | ||||||||
TÁC GIẢ KHÁC (Ngoài tác giả thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên) Tên đầy đủ: Quốc tịch: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | ||||||||
Tên đầy đủ: Quố ctịch: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | ||||||||
CÁC TÀI LIỆU KHÁC (Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang...) | ||||||||
CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN |
+ Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đăng ký sáng chế, bảo hộ sáng chế hãy gọi ngay cho luật sư qua số Hotline 24/7 0986.386.648 (Gặp Luật sư: Tô Phương Dung) để được tư vấn, hỗ trợ hoặc gửi Email trao đổi trực tiếp qua: lienhe@luatminhkhue.vn