Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ sở hữu toàn dân
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất; nguồn lợi ở vùng biển, thểm lục địa và vùng trời; phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyển của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Việc quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vì và theo trình tự do pháp luật quy định.
Nhà nước giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội... sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, thì Nhà nước thực hiện 5 e3 quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lí, sử dụng tài sản đó.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền quản lí, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lộ.
2. Phân tích sự hình thành chế độ sở hữu toàn dân
Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nồng dân và đội ngũ trí thức".
Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, ngoại giao... để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình. Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục khẳng định tại Điều 53:
"Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thong nhất quản lí”.
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam về vùng biển cũng có ghi:
"Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thểm lục địa Việt Nam. Thềm lục địa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển...".
Như vậy, toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên trên mặt biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa Việt Nam... cùng với những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc quyền quản lí, khai thác và sử dụng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lí, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 BLDS và Nhà nước là đại diện thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó. Điều 198 bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
"1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đổi với tài sản thuộc sở hữu toàn dân ".
2. Chính phủ thống nhất quản lí và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân".
Trước đây, sở hữu toàn dân quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 được hiểu như là một phạm trù kinh tế thì ngày nay sở hữu toàn dân còn được hiểu là một phạm trù pháp lí, do vậy, tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước.
Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả, cần phải trao quyền đại diện cho Nhà nước, cho người có thẩm quyền định đoạt tài sản của nhân dân theo quy định của pháp luật, do vậy, trong BLDS năm 2015, Điều 201 quy định Nhà nước là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Quyền sở hữu toàn dân, hiểu theo nghĩa khách quan (hay theo nghĩa rộng) là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:
- Xác nhận việc chiếm hữu toàn dân (gồm cả chiếm hữu pháp lí và chiếm hữu thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;
- Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân;
- Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập để quản lí những tài sản được giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lí nhà nước hoặc hoạt động công ích...
Các doanh nghiệp được giao vốn, tư liệu sản xuất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động công ích do Nhà nước giao. Các doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, được quyền quản lí, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn (Điều 200 BLDS).
Như vậy, Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp, đồng thời cho phép doanh nghiệp được thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó trong một phạm vi theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là “quyền sở hữu hạn chế”. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 201 BLDS).
Theo nghĩa chủ quan (hay nghĩa hẹp), quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản của mình. Nhà nước "là chủ" đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền năng và trình tự để thực hiện các quyền năng nhưng điều đó không có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là chủ sở hữu. Cũng như các chủ thể khác, Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của chủ sở hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Nói cách khác, các quyền năng đó cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Phân tích đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai?
Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân để thực hiện các quyền của chủ sở hữu và thống nhất trong quản lý đất đai. Đặc biệt. Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, cùng với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽ. Đây chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về chế độ sở hữu, quyền sở hữu cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.