Nhà nước - Đại diện chủ sở hữu toàn dân

Toàn dân thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai thông qua tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

1) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2) Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất;

3) Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại;

4) Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Cơ sở lý luận về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ vấn đề sở hữu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội nào. c. Mác khẳng định: “tất cả những cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng, đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc một loại nào đó...”

Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề sở hữu cũng đóng vai trò trung tâm, giữ vị trí hạt nhân chi phối toàn bộ quá trình quản lí và sử dụng đất đai ở nước ta. Chế định sở hữu đất đai là một chế định cơ bản không thể thiếu được trong hệ thống pháp luật đất đai. Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về chế định sở hữu đất đai là hết sức cần thiết.

Tất cả các quốc gia trên thế giới dù xác lập đất đai theo hình thức sở hữu tư nhân, hình thức sở hữu tập thể hay hình thức sở hữu nhà nước hoặc hình thức sở hữu toàn dân... cũng đều dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội mang tính đặc thù của mỗi nước. Việc hình thành chế độ sở hữu đất đai Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.

Sự hình thành chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam

Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng việc tiến hành quốc hữu hoá đất đai là một tất yếu khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xoá bỏ ngay lập tức chế độ tư hữu về ruộng đất; việc xoá bỏ chế độ này phải là một quá trình lâu dài. Theo Ph. Ăngghen: “Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”.Quan điểm thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước (cấm mua, bán ruộng đất) là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn này;

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân tuyên bố bãi bỏ các luật lệ về ruộng đất của chế độ cũ;

- Năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê;

- Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào... chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;

- Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đẩt và các tư liệu sản xuất khác của nông dân...” (Điều 14);

- Trong những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này, “Mặc dù Hiến pháp 1959 quy định rõ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư nhãn về ruộng đẩt của người nông dân nhưng trong quá trình vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và thực hiện việc “cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội”, về cơ bản đất đai ở nước ta từng bước đã được xã hội hoá toàn bộ,đây là thành quả của quả trình đẩu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trải qua nhiều thể hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay. Hơn nữa, nước ta là một nước có mật độ dân sổ cao, bình quân đất canh tác theo đầu người thấp, người làm nghề nông chiếm hơn 85% dân so, vì lẽ đó việc xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng đẩt đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, vì lợi ỉch hiện tại và cho cả thê hệ mai sau của dân tộc cũng như lợi ỉch của mỗi người Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Trách nhiệm đặc biệt của Nhà nước

Bên cạnh những trách nhiệm thuộc về công tác quản lý thông thường (Điều 23), Luật Đất đai 2013 còn dành ra 2 Điều luật để quy định về hai trách nhiệm đặc biệt của Nhà nước, đó là:

Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số:

Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng và có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp (Điều 27).

Ở nước ta, đồng bào dân tộc thiểu số thường phân bố ở những khu vực mà điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vẫn diễn ra tình trạng du canh du cư. Do đó, Nhà nước tập trung vào các quy định hỗ trợ đối với các đối tượng sử dụng đất đặc biệt này. Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở 2 khía cạnh sau:

(1) Tạo điều kiện về đất, bao gồm cả đất ở và đất sản xuất.

(2) Tạo điều kiện về nghĩa vụ tài chính (miễn/giảm) trong quá trình sử dụng đất.

Cần lưu ý rằng mục đích của các chính sách hỗ trợ này là để các chủ thể sử dụng đất thuộc diện dân tộc thiểu số có điều kiện ổn định cuộc sống cũng như đời sống sản xuất. Do đó, để tránh tình trạng lợi dụng các chính sách này để chuyển nhượng đất đai không phù hợp với mục đích đặt ra, Nhà nước cũng quy định giới hạn như: QSDĐ được giao cho hộ gia đình, cá nhân theo chính sách hỗ trợ này chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động (khoản 3 Điều 192 Luật Đất đai 2013 và Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 2013, Nhà nước sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

- Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.

- Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

- CQNN, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về việc công khai thông tin (bao gồm chủ thể thực hiện và nội dung công khai) như sau:

- Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (Điều 5).

- Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đối với cấp quốc gia; trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (Điều 8).

- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đaikết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đối với các dự án thuộc địa phương khác (Điều 14).

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; các dự án được gia hạn; các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lí do bất khả kháng; cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Quản lý đất đai (Điều 15).

- Hàng năm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có trách nhiệm báo cáo UBND cấp tỉnh và công bố công khai diện tích đất chưa cho thuê, cho thuê lại trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và của địa phương (Điều 51).

- UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện (Điều 66).

Đây là những quy định rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu về thông tin đất đai để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các tổ chức và cá nhân. Mặc dù Luật Đất đai 2013 chỉ quy định trách nhiệm cung cấp công khai thông tin đất đai thuộc về CQNN và các cá nhân có thẩm quyền, tuy nhiên, nhìn vào các quy định chi tiết của Nghị định 43/2014/NĐ-CP có thể nhận thấy trách nhiệm này đã được pháp luật đất đai quy định mở rộng, không chỉ thuộc về các CQNN mà còn thuộc về chính các chủ thể sử dụng đất đai (Điều 51).