Cảnh cáo và phạt tiền theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 là như thế nào?

 

1. Hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hình phạt Cảnh cáo và hình phạt phạt tiền là một trong các hình phạt chính được áp dụng với người phạm tội cụ thể như sau:

"1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình."

Lưu ý: đối với trường hợp mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ chỉ áp dụng một hình phạt chính tức là áp dụng một trong các hình phạt được quy định ở trên (ví dụ: đã phạt cảnh cáo thì thôi phạt tiền và ngược lại)

- Cảnh cáo được quy định tại Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

"Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt."

Mà tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm (căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Như vậy cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án mà chỉ lên án về tinh thần đối với họ. Tuy nhiên không phải vì vậy mà hình phạt cảnh cáo mất đi tính răn đe, giáo dục vì người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo sẽ bị khiển trách công khai. Cảnh cáo là hình phạt công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên đối với người bị kết án.

- Phạt tiền được quy định tại Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau: 

"1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này."

Tương tự như hình phạt cảnh cáo thì hình phạt phạt tiền cũng áp dụng với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Mà tôi phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù (căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Và tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn là mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù (căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhưng chỉ trong những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.

Như vậy có thể thấy hình phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Ở đây hình phạt phạt tiền có mức độ vi phạm cao hơn hình phạt cảnh cáo, nhưng hai hình phạt này đều là các chế tài hình phạt chính nhẹ nhất so với các hình phạt khác.

Mức phạt tiền được áp dụng theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người đã phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng mức tối thiểu là 1.000.000 đồng thể hiện tính nghiêm khắc của chế tài hình sự so với các loại chế tài kinh tế khác.

Ngoài ra có thể thấy phạt tiền còn là một dạng xử lý vi phạm hành chính nhưng trong trường hợp này chúng ta chỉ nêu phạt tiền là một hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2017.

 

2. So sánh hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền theo Bộ luật Hình sự.

Để tiện cho việc đối chiếu các tiêu chí thông tin chúng tiêu xin cung cấp bảng đánh giá các yếu tố để so sánh phạt cảnh cáo và hình phạt tiền.

Tiêu chí so sánh Hình phạt cảnh cáo Hình phạt tiền
Khái niệm Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên án đối với người bị kết án Phạt tiền là hình phạt yêu cầu người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định vào công quỹ Nhà nước
Loại hình phạt Chỉ có thể là hình phạt chính Có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
Đối tượng áp dụng Chỉ áp dụng với người phạm tội, cụ thể được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, những chưa đến mức miễn hình phạt (căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Áp dụng cả với người phạm tội và pháp nhân thương mại, cụ thể như sau:

- Áp dụng là hình phạt chính:

+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng

+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác.

- Áp dụng là hình phạt bổ sung: 

+ Người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác

Đối với pháp nhân thương mại được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội.

Thời hạn được đương nhiên xóa án tích 01 năm (căn cứ tại điểm a, khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) Cũng như hình phạt cảnh cáo phạt tiền thời hạn đương nhiên xóa án tích sẽ là 01 năm (đối với hình phạt chính). Còn trường hợp phạt tiền là hình phạt bổ sung thì phụ thuộc vào hình phạt chính.

Trên đây là bài viết về "So sánh hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền theo Bộ luật Hình sự" của Luật Minh Khuê. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 1900.6162 để được giải đáp kịp thời. Xin chân trọng cảm ơn!