Quy là trở về, y là nương tựa. Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa (saraṇāgamana) nơi Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng; lấy Ba ngôi báu ấy làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình.
Khi đề cập đến con đường tiến bộ tâm linh, chúng ta đã nói đến những hạng người đã đi trên con đường tiến bộ tâm linh. Bây giờ chúng ta nói thẳng vào sự tiến bộ tâm linh hay tìm hiểu thế nào là con đường tiến bộ đó. Con đường tiến bộ tâm linh thật sự có nghĩa là sự thực hành để tiến bộ tâm linh.
ĐỨC PHẬT hay Bậc Giác Ngộ—nghĩa đen là người đã biết và tỉnh thức—là một danh xưng cao quý dành cho bậc hiền thánh ở Ấn Độ, Gotama, người đã chứng ngộ và tuyên thuyết với thế giới về Chân Lý của sự Giải Thoát, mà ngày nay được biết đến bởi tên gọi Phật Giáo.
Tăng hay Tăng-già là âm của chữ Saṅgha, chỉ một tập thể Tăng Chúng, chư tỷ-kheo từ 4 vị trở lên. Khi nào có 4 hay 5 vị tỳ-khưu thì đủ đại diện, đủ đại biểu để đảm nhiệm vai trò và chức năng của Saṅgha để xử lý những vấn đề thuộc lãnh vực Tăng sự.
‘Sarana’ trong tiếng Pali có nghĩa là: “Nơi nương tựa”, và được định nghĩa như là “một nơi che chở”, “một sự hay nơi bảo vệ” con người khỏi hiểm họa, tai biến; “một người, vật hay quá trình” mang lại sự bảo vệ, sự che chở, sự an ninh.
Pháp là Dhamma. Dhamma có nhiều nghĩa, nhưng ở đây chỉ giới hạn trong 2 nghĩa chính: Giáo pháp: Những lời dạy của Đức Phật được ghi chép lại trong Tam Tạng: Kinh, Luật và Abhidhamma và Chân lý (sự thật): Khi Đức Phật nói: “Yo dhammaṃ passati so maṃ passati. Yo maṃ passati so dhammaṃ passati”.
Phật là Buddha, âm là Phật-đà nghĩa là giác giả tức là bậc Giác Ngộ. Là người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn, không còn bị vô minh và ái dục chi phối; không còn trôi lăn trong sinh tử, không còn đau khổ và phiền não; không còn mê lầm, không còn bị ma vương và các thế lực tham sân si chi phối nữa.