Khách hàng: Thưa Luật sư, Các quy phạm: Tái phạm, hệ thống và các loại hình phạt, tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, đại xá và án treo trong pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn (1945-1955) được xây dựng như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Tái phạm trong pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1955)

Tái phạm với tư cách là một chế định riêng biệt của pháp luật hình sự mặc dù chưa được chính thức ghi nhận bằng quy phạm pháp luật tại Phần chung pháp luật hình sự của nưốc ta giai đoạn 10 này (1945-1955) nhưng ở một chừng mực nhất định đã đề cập trong một số văn bản pháp luật hình sự, mà cụ thể là:

a. Khi định nghĩa khái niệm chung về tái phạm, Điều 180 Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định quan hệ giữa chủ vối công nhân Việt Nam đã quy định rằng: về luật lao động, nếu trong 12 tháng mà phạm cùng một lỗi lần thứ hai thì bị coi là tái phạm. Như vậy, theo pháp luật hình sự thì đây chính là tái phạm đặc biệt vì chỉ có một dạng duy nhất - khi thực hiện lần thứ hai chính tội ấy hoặc tội cùng một loại trong một thời gian nhất định sau khi phạm tội thứ nhất.

b. Ngoài ra, tái phạm đã bị coi là tình tiết tăng nặng đốì vối một số tội phạm riêng biệt trong một loạt các văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này như: Sắc lệnh số’ 68/SL ngày 30/11/1945 (khoản 2 mục 1 và khoản 2 Điều XII); Sắc lệnh sô’ 45/SL ngày 05/4/1946 (đoạn 2 Điều thứ 6); Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947 (khoản 2 mục 3 Điều 3); sắc lệnh sô’ 168/SL ngày 14/4/1948 (khoản 2 Điều thứ 4); sắc lệnh sô’ 124/SL ngày 27/10/1949 về việc mở hiệu bào chế theo lỗi Âu Mỹ và cửa hàng đại lý bán thuộc Âu Mỹ (Điều 4); sắc lệnh sô’ 163/SL ngày 17/11/1950 về việc hạn chế giết thịt trâu bò (Điều 3);...

2. Hệ thống và các loại hình phạt trong pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1955)

Trong pháp luật hình sự và trong thực tiễn xét xử hình sự của nước Việt Nam toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985) không hề tồn tại bất kỳ một văn bản nào đề cập một danh mục đầy đủ và chi tiêt các loại hình phạt bắt buộc dành cho các Tòa án.

Vấn đề này có thể được lý giải bơi một thực tế là hầu như tất các loại hình phạt đều đã bị phân bố rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật hình sự khác nhau thuộc hai nhóm - các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các chế tài khác nhau từ hai nhóm văn bản của pháp luật hình sự nưốc ta giai đoạn đang nghiên cứu này (1945-1955) cho thấy một số nét cơ bản của hệ thống hình phạt như sau:

a. Có tất cả tám loại hình phạt là: Tử hình; Tù chung thân; Tù có thời hạn (từ 03 ngày đến 20 năm); Tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ); Buộc bồi thường thiệt hại đã gây ra; Tước quyền công dân; Quản chế (từ 1 đến 3 năm) và; Phạt tiền. Trong đó thì 03 loại đầu tiên là các hình phạt chính, 03 loại tiếp theo là các hình phạt bổ sung và hai loại cuôì cùng là các hình phạt vừa là chính vừa là hình phạt bổ sung.

b. Ngoài hai loại hình phạt (quản chế và tước quyền công dân) ra, tất cả 06 loại hình hình phạt còn lại đều được ghi nhận rất đơn giản trong các chế tài quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt (tức Phần riêng pháp luật hình sự).

c. Hình phạt quản chế được quy định trong sắc lệnh số 175/SL ngày 18/8/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về quản chế1 (gồm 12 điều) đề cập bản chất pháp lý, căn cứ và những điều kiện áp dụng hình phạt này. Các quy phạm trong văn bản vừa mang tính chất cưỡng chế hình sự vừa mang tính chất cưỡng chế hành chính này đã ghi nhận cụ thể 07 nội dung cơ bản sau: Mục đích quản chế (các điều 1-3); Những hạng người cần quản chế (Điều 4); Kỷ luật quản chế (các điều 5-6); Thời hạn quản chế (Điều 7); Cơ quan có quyền quyết định quản chế (Điều 8); Cơ quan thi hành việc quản chế (Điều 9); và Nhiệm vụ của Nhân dân trong việc quản chế (các điều từ 10-12).

d. Để cụ thể hóa và giải thích sắc lệnh số 175/SL trên đây, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn ban hành Nghị định số’ 298-TTg cùng ngày của Thủ tướng Chính phủ (gồm 10 điều) quy định ba vấn đề chính: 1) Kỷ luật quản chê (các điều 1-3); Quyết định quản chế (các điều 4-6); và 3) Thi hành lệnh quản chế (các điều 7-10).

e. Hình phạt tước quyền công dân được quy đỊnh tại Điều 5 Nghị định số 264-TTg ngày 11/5/1953 của Thủ tưóng Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành các sắc lệnh số’ 149, 150 và 151 ngày 12/4/1953 về chính sách ruộng đất” (gồm 6 điều) với các thời hạn cụ thể bị tước quyền công dân như: Bị án quản chế, án tù — mất quyền công dân trong thời gian bị án; Bị án từ 10 năm tù trỏ lên — mất quyền công dân suốt đời; Bị án từ 10 năm tù trỏ xuống — mất quyền công dân ngang vối thòi gian ở tù...

3. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự giai đoạn 1945 - 1955

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự với tư cách là một chế định nhỏ độc lập của pháp luật hình sự vẫn chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 1945-1955. Tuy nhiên, trong giai đoạn này đã có một loạt văn bản đề cập trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm nhất định, ở một chừng mực nào đó đã có sự phân biệt giữa các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng định khung, mà cụ thể là:

a. Căn cứ vào một số văn bản đã nêu trên - sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 (Điều thứ 2); sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 (Điểu 17); sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 (đoạn 1 Điều 7);... thì các tình tiết được coi là giảm nhẹ (thậm chí đến mức “tha bổng” tức miễn trách nhiệm hình sự) là: Thành thực hối cải, lập công chuộc tội trước khi bị truy tố; Thành thực tự thú, khai rõ những âm mưu của mình và đồng bọn; Bị ép buộc, bị lừa dối mà chưa gây hại nhiều.

b. Căn cứ vào một số văn bản đã nêu trên như: Sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945; sắc lệnh số’ 162/SL ngày 23/8/1946; Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946; sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947; sắc lệnh số 163/SL ngày 14/4/1948; sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953;...thì phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ bị xử tăng nặng hình phạt: Tái phạm; Cộng phạm (đồng phạm); Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có dự mưu; Xúi giục người khác phạm tội; Đã được khoan hồng mà lại phạm tội mới; Phạm tội trong thời chiến (phía trước có kẻ thù).

4. Án treo trong pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1955)

Án treo mặc dù chưa được chính thức ghi nhận hỏi quy phạm nào tại Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam với tư cách là một chế dinh nhỏ độc lập trong suốt thời kỳ 40 năm cho đến tận khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước (1945-1985), nhưng ở một mức độ nhất định án treo cũng đã được biết đến với tư cách là một trong những chế định nhỏ cơ bản và quan trọng của pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 10 năm (1945-1955).

Phân tích nội dung Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tổ chức các Tòa án quân sự (được sửa đổi bỗi sắc lệnh số 170 ngày 14/4/1948) cho thấy, lần lượt các bước thứ tự trong quy trình quyết định cho người bị kết án hưởng án treo được nhà làm luật ghi nhận về mặt lập pháp hình sự (mà chúng ta có thể nhận thấy lần lượt theo trình tự bốn bước) như sau:

Bước 1. Khi xử phạt tù, Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng;

Bước 2. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành;

Bước 3. Nếu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội xét xử một lần nữa về một tội mới, thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có;

Bước 4. Nhưng nếu như trong 05 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trưởc một Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ được đem ra thi hành, cần lưu ý rằng, chính các quy phạm trên của pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm này (1945-1955) về án treo đã có hiệu lực về lâu dài suốt cả 30 năm trong giai đoạn tiếp theo cho đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1955-1985).

Chính vì vậy, để tránh sự trùng lặp không cần thiết nên việc phân tích cụ thể hơn để làm sáng tỏ về bản chất pháp lý của án treo.

5. Đại xá trong pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1955)

Đại xá với tư cách là một chế định riêng biệt quan trọng thuộc Phần chung pháp luật hình sự, nhưng 70 năm đã trôi qua và cho đến hôm nay vẫn chưa chính thức được điều chỉnh đầy đủ về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự nước ta.

Mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 với tư cách là các đạo luật cơ bản của Việt Nam qua các thời kỳ đều có ghi nhận vấn để đại xá là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Bởi lẽ trong giai đoạn 10 nám đang nghiên cứu nói riêng (1945-1955), cũng như trong toàn bộ thời kỳ 70 năm trước khi pháp điển hóa lần thứ ba nói chung (1945-2015) dưới góc độ pháp lý hình sự vấn đề đại xá mới chỉ được đề cập hai lần qua hai văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân dịp hai sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn và quan trọng của dân tộc trong đời sống thực tiễn là:

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) và Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945);

- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 09 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954).

Chính vì vậy, để có căn cứ đưa ra nhận xét về chế định đại xá trong pháp luật hình sự Việt Nam nên tại hai điểm (điểm 10.1 và Điểm 10.2) dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét về mặt lập pháp hình sự của hai văn bản pháp luật hình sự liên quan đến đại xá để từ đó có các căn cứ pháp lý đưa ra những phân tích cụ thể - chế định nhân đạo này của pháp luật hình sự sau Cách mạng Tháng Tám của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên (1945-1955).

a. Sắc lệnh số 52 ngày 20/10/1945 về xá miễn cho một số' tội phạm trước ngày 19/8/19451 gồm 7 điều với nội dung như sau: 1) Điều thứ 1 quy định phạm vi 9 loại tội đã phạm trước ngày 19/8/1945 được xá miễn hoàn toàn; 2) Điều thứ 2 — các đối tượng được xá miễn và quy trình xét xá miễn; 3) Điều thứ 3 — những khinh tội nào được xá miễn; 4) Điều thứ 4 — hậu quả pháp lý của những tội sau khi được xá miễn; 5) Điều thứ 5 — bồi thường thiệt hại của tội nhân cho người bị hại; 6) Điều thứ 6 — cấm tất cả công chức hành chính, tư pháp và thẩm phán không được nhắc đến, lưu lại trong hồ sơ một vết tích gì về những tội đã được xá miễn; và cuối cùng; 7) Điều thứ 7 — thể thức thi hành.

b. Thông tư số 413-TTg ngày 9/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá gồm 5 mục lớn là: I) Ý nghĩa của việc đại xá; II) Tội được đại xá và tội không được đại xá; III) Hiệu lực của việc đại xá; IV) Trường hợp ân xá và ân giảm; V) Cách thức thi hành.

c. Việc phân tích khoa học một cách kỹ lưỡng và nội dung của các quy phạm trong hai văn bản pháp luật hình sự nêu trên về đại xá cho phép đưa ra một số nhận xét đối với chế định nhỏ về đại xá trong pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đọạn này như sau:

- Bằng hai văn bản nêu trên chế định nhỏ vê' đại xá đã được áp dụng đối vối một loạt các tội phạm và một phạm vi rộng lớn những người bị kết án ở nưóc ta không chỉ trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955), mà cả trong những năm tiếp theo sau đó.

- Đại xá với tư cách là một chế định nhỏ nhân đạo thuộc chế định lớn về các biện pháp tha miễn (biện pháp tha miễn) đã khẳng định tính ưu việt của pháp luật hình sự Việt Nam sau cách mạng bằng chính hậu quả pháp lý hình sự có lợi cho những người bị kết án ỗ chỗ họ được: a) Miễn hoàn toàn hai loại hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung); b) Xóa hoàn toàn án tích; và c) Phục hồi lại toàn bộ các quyền công dân.

- Việc quy định về loại tội phạm và các tiêu chuẩn cụ thể đôì với người được hưởng chế định đại xá cho thấy, đại xá trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không những chỉ là một văn bản quy phạm (chứ không phải là văn bản chính trị), mà còn là một chế định nhỏ độc lập của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955). về mặt này, cho phép chúng ta có thể đồng nhất với sự khẳng định hoàn toàn xác đáng và bảo đảm sức thuyết phục của đa số các nhà khoa học - luật gia hàng đầu ở Liên Xô cũ luận điểm pháp lý (chứ không phải là chính trị hóa pháp luật) rằng: đại xá là một văn bản mang tính quy phạm.

- Như vậy, khi bàn về đại xá với tư cách là một chế định nhỏ thuộc chế định lốn về các biện pháp tha miễn đã góp phần minh chứng bản chất nhân đạo vì các quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà điều này đã được thể hiện rõ trong chính sách hình sự nói chung và chính sách pháp luật hình sự (nói riêng) sau Cách mạng Tháng Tám của nước ta.

=> Kết luận: Những phân tích trên đây cho thấy, một trong những khiếm khuyết cần phải được khắc phục của pháp luật hình sự nước ta từ sau pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985 cho đến thời điểm hiện tại thì hai từ “đại xá” chỉ được đề cập trong một số biện pháp tha miễn nhưng chưa hề được chính thức cụ thể hóa và ghi nhận đầy đủ với tư cách là một chế định độc lập của pháp luật hình sự Việt Nam. Chính vì vậy, nhà làm luật cần thể hiện trên thực tế bằng việc ghi nhận chế định đại xá vào pháp luật hình sự thực định (mà cụ thể là Bộ luật Hình sự năm 2015) hiện hành.

Trân trọng!