Nay ba tôi muốn cho đất tôi không muốn cho người con riêng này. Thì hồ sơ chuyể nhượng đất đai như thế nào ? Và người con riêng này có quyền đòi phần tài sản này hay không ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Luật hôn nhân và gia đình 2014

- Bộ luật dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Điều 33.Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tìa sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

 Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
...

1. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Theo quy định trên, khi mẹ bạn chết thì bố bạn có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng. Nếu bạn yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nếu trước đó bố mẹ bạn không có thỏa thuận khác. Di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
..........
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."

Như vậy các trường hợp thừa kế theo pháp luật được pháp luật về dân sự quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó có trường hợp người chết không để lại di chúc. Hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015, gồm ba hàng thừa kế. Theo đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, con riêng của mẹ bạn sẽ thuộc hàng kế thừa thứ nhất và vẫn có quyền được chia di sản do mẹ bạn để lại, được hưởng một phần di sản đó, trừ trường hợp thuộc Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. 

Trong trường hợp này, để nhận di sản thừa kế từ mẹ để lại, bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc khởi kiện  yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Trường hợp tất cả các thừa kế đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì thừa kế thì có thể đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có thửa đất để làm văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi có văn bản thừa kế, người được hưởng di sản có thể đến Văn phòng đăng ký nhà đất để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về quyền thừa kế, phân chia di sản thừa kế thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê