1. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nhưng khi tôi lên BHXH tỉnh thì họ cho tôi cái lịch là 19/09 mới lên giải quyết. Mà 19/09 tôi phải lên trình diện để lấy trợ cấp tháng thứ 2. Vậy luật sư cho tôi hỏi họ làm như vậy có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội của Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Việc làm năm 2013;

Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Nội dung tư vấn:

Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Theo đó, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổ chức bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ phải chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Như vậy, việc làm của tổ chức bảo hiểm xã hội như bạn trình bày là không đúng với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn khiếu nại gửi trực tiếp tới Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi bạn nộp hồ sơ để giải quyết (áp dụng trong trường hợp bạn có bằng chứng để chứng minh việc yêu cầu đến ngày 19 tháng 09 năm 2019 mới được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp). Ngược lại, trong trường hợp bạn không có căn cứ chứng minh thì bạn chỉ có thể làm đơn đề nghị hoặc đơn kiến nghị yêu cầu cơ quan/ chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc này cho mình.

Tư vấn thêm:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x Bình quân tiền lương tham gia bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đủ 12 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, thời gian tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng.

>> Tham khảo: Tư vấn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp? Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai. Căn cứ quyết định thu hồi, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện. Tiền thu hồi theo quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật về giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, quý khách tham khảo tại Điều 27, Điều 28 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm

 
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
 
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
 
3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.
 
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
 
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.
 
6. Hợp tác quốc tế về việc làm.
Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm
 
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước.
 
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
 
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
 
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm

 
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.
 
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
 
3. Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm.

4. Những hành vi bị nghiêm cấm

 
1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
 
2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
 
3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
 
4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
 
5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
 
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

5. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm

 
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
 
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
 
b) Người lao động.
 
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
 
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
 
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Điều kiện vay vốn
 
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
 
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
 
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
 
c) Có bảo đảm tiền vay.
 
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
 
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
 
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
 
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Cho vay ưu đãi từ các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ tạo việc làm
 
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các nguồn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
 
1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
 
2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
 
a) Hỗ trợ học nghề;
 
b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
 
c) Giới thiệu việc làm miễn phí;
Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn
 
Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email có tính phí: lienhe@luatminhkhue.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162 hoặc tới trực tiếp tại địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Rất mong nhận được hợp tác của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm - Công ty luật Minh Khuê