1. Vài nét về cuộc đời của Thomas Robert Malthus

Nếu nguyên tắc Hiệu dụng là một nền tảng trong kinh tế học cổ điển, thì nguyên tắc Dân số lại là một nền tảng khác. Thuyết Dân số cổ điển là của Thomas Robert Malthus (1766- 1834).

Thomas Robert Malthus, (13 tháng 2 năm 1766 – 23 tháng 12 năm 1834), hội viên FRS, là một nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh. Ông là một trong những đại biểu của kinh tế học cổ điển. Ông sống cùng thời với David Ricardo, là bạn thân và cũng là đối thủ về lý luận của Ricardo. Malthus có nhiều đóng góp vào các học thuyết kinh tế và các đóng góp vào lĩnh vực dân số, đặc biệt là vấn đề sự gia tăng dân số thông qua Thuyết dân số của ông.

Thomas Robert Malthus, là con thứ 2 trong tám người con của Daniel và Henrietta Malthus, một gia đình thành đạt. Thời trẻ ông được giáo dục tại nhà đến khi ông được vào Trường dòng của Đại học Cambridge năm 1784. Ở trường, ông đã nổi tiếng là một sinh viên xuất sắc.

John Maynard Keynes gọi Malthus là “nhà kinh tế học đầu tiên của Cambridge”, vì tại Cambridge, Malthus nổi bật trong tư cách sinh viên năm cuối ở Cao đẳng Jesus. Ớ đây ông chuẩn bị vào nghề mục sư. Bất kể bị bệnh sứt hàm ếch bẩm sinh, ông vẫn đoạt giải diễn thuyết hùng hồn bằng tiếng Hy Lạp, Latin và tiếng Anh. Năm 1788, ông tốt nghiệp và được thụ phong trong cùng năm, nhưng vẫn ở lại trường làm nghiên cứu sinh cho đến năm 1804, vào lúc này, ông lập gia đình, do đó phải nhường lại học bổng nghiên cứu sinh theo quy định của Cambridge.

Malthus kết hôn với Harriet Eckersall và có ba người con: Henry, Emily và Lucy. Năm 1805 ông trở thành giáo sư, giảng viên kinh tế chính trị người Anh đầu tiên của trường East India Company College thuộc Hertford Heath và giữ chức vụ này đến cuối đời. Các sinh viên của ông thường viết tên ông một cách trìu mến "Pop" hay "Population" Malthus (Malthus "dân số"). Năm 1818, Malthus trở thành hội viên của Hội Hoàng gia.

Bố của Malthus là bạn của nhà triết học David Hume và cũng có quen biết Jean-Jacques Rousseau, cả hai đều nổi tiếng khi làm những vị khách mời đầu tiên của Thomas khi ông còn bé. Khi lớn lên, Malthus học tư và học cách trở thành nhà tư tưởng độc lập, một đặc điểm sau này được sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng thuyết Dân số.

 

2. Tác phẩm của Thomas Robert Malthus

Năm 1789, Malthus xuất bản nặc danh quyển An Essay on the Principle of Population as It Affects the Future Improvement of Society, with Remarks on the Speculations of Mr. Godwin, M. Condorcet, and Other Writers. Thế nhưng, người ta nhanh chóng nhận người viết là ông và mọi người đều biết đến tên ông.

Tên đầy đủ của Essay ám chỉ động cơ thúc đẩy phía sau. Malthus phản ứng chống lại chủ nghĩa lạc quan cực đoan của các triết gia Godwin và Condorcet. Được truyền cảm hứng bằng sự hưng cảm chính trị của cuộc Cách mạng Pháp, hai triết gia này dự đoán sự loại trừ những tai họa trong xã hội. Họ mô tả một xã hội không có chiến tranh, tội phạm, chính phủ, bệnh tật, thống khổ, sầu muộn và oán giận, nơi mọi người thản nhiên tìm ra điều tốt cho tất cả. Trả lời của Malthus trước ảo tưởng của Godwin- Condorcet, bằng sự hồi tưởng quá khứ có vẻ trông thật đơn giản, ông phát biểu: Năng lực sinh học của con người là tạo ra ý chí, nếu bỏ phế không kiểm tra, năng lực ấy sẽ bỏ xa phương tiện sinh kế cụ thể, do đó việc mang lại khả năng hoàn thiện của xã hội con người là không thể được.

Essay đầu tiên phần lớn hình thành do chính suy nghĩ của ông. Sau này, một phần là do tạo ra sự tranh cãi, ông bắt đầu thêm vào một số phần nội dung thực nghiệm vào lý thuyết về vốn toàn là xương của mình. Essay được tái bản liên tục vào các năm 1803, 1806, 1807, 1817, và 1826. Sau cùng, đạt đỉnh điểm trong tác phẩm A Summary View of the Principle of Population, ấn bản năm 1830. Tuy nhiên, bất kể nhiều bổ sung qua nhiều lần tái bản, nguyên tắc chính của Essay đầu tiên vẫn giữ nguyên không đổi.

 

3. Phác họa thuyết dân số

Malthus đặt nguyên tắc dân số trên hai vấn đề.

Thứ nhất khẳng định: “Dân số, nếu không kiểm soát, tăng theo cấp số nhân với một tính chất như tự nó tăng gấp đôi trong mỗi 25 năm” (A Summary View, trang 238).

Malthus cố gắng bổ sung sự chính xác vào nguyên tắc này bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân số ở Mỹ. Thế nhưng, khoa thống kê học đang có sẵn đều không đáng tin cậy, và ít hỗ trợ theo thực nghiệm cho định đề của Malthus. Do đó, ông thận trọng cho biết rằng việc tăng gấp đôi dân số này trong mỗi 25 năm không phải là mức độ tăng dân số tối đa cũng như nhất thiết không phải lúc nào cũng là mức thực. Nhưng Malthus rõ ràng khẳng định sự tồn tại của mức tăng dân số tiềm năng theo cấp số nhân.

Đối trọng với định đề thứ nhất là định đề thứ hai: Trong những điều kiện thuận lợi nhất, phương tiện sinh kế (nghĩa là cung cấp lương thực) không thể tăng nhanh hơn cấp số cộng. Sự chính xác mà Malthus đưa vào khẳng định thứ hai này là không thích hợp, vì cấp số cộng của cung cấp lương thực không thể được thực tế ủng hộ, thậm chí không lỏng lẻo như khẳng định thứ nhất. Tuy nhiên, sự đặt kề nhau của hai định đề đầu tiên dẫn đến sự thừa nhận khác biệt cụ thể giữa sự phát triển dân số tiềm năng so với cung cấp lương thực. Theo lời Malthus:

“Khả năng dân số... đang trở nên quá cao, sự gia tăng loài người chỉ có thể kìm lại ở mức các phương tiện sinh kế bằng hoạt động bất biến của luật tất yếu, hoạt động như một sự kiểm soát đối với khả năng lớn hơn” (A Summary View, trang 21).

Sự khó xử dân số này đặt ra vấn đề lý thuyết và thực tế. Vấn đề lý thuyết tập trung vào sự nhận dạng sự kiểm soát thực sự đổi với tăng dân số, vấn đề thực tế liên quan đến giải pháp cho vấn đề, nghĩa là sự kiểm soát nên được khích lệ đối với người khác. Malthus đề cập cả hai vấn đề, bắt đầu bằng vấn đề nhận dạng.

 

4. Kiểm soát tích cực và dự phòng

Kiểm soát sau cùng đôi với sự tăng dân số là cung cấp lương thực hạn chế. Nhưng cũng có những kiểm soát khác, Malthus phân loại thành kiểm soát thực chứng và kiểm soát dự phòng. Kiểm soát thực chứng chẳng hạn như bệnh tật, tăng tử suất, trong khi kiểm soát dự phòng như ngừa thai, hạ thấp tỉ lệ sinh. Bản thân Malthus cũng không ủng hộ ngừa thai hay phá thai như biện pháp thực tế hạn chế sự tăng dân số. Trong sự lên án được đánh giá là thận trọng về kiểm soát dự phòng, ông mô tả phá thai là “nghệ thuật không thích hợp để che giấu hậu quả của quan hệ bất chính”!

Ý nghĩa đóng góp của Malthus nằm ở khả năng định dạng khuynh hướng sinh sản và kiểm soát sinh sản trong cấu trúc lý thuyết tập trung chú ý vào những tác động ấy để thay đổi số người trên trái đất. Bảng 6-1 trình bày thuyết Dân số của Malthus dưới dạng tóm tắt.

Về lý thuyết, nguyên tắc dân số cho chúng ta biết rằng dân số sẽ tăng bất kỳ khi nào tác dụng tích lũy của những kiểm soát khác nhau ít hơn tác động của sinh sản, nếu tác động này giảm bất cứ lúc nào tác dụng lũy tích của những kiểm soát lớn hơn tác dụng tích lũy của sinh sản, và sẽ giữ nguyên không đổi bất cứ khi nào tác động phối hợp của những kiểm soát và sinh sản tự hủy.

 

5. Hạn chế lý thuyết

Mặc dù thuyết dân số được phác họa trong Bảng 6-1 hoàn toàn chung chung, chính bản thân Malthus có khuynh hướng xem kết quả của cuộc đấu tranh cung cấp lương thực - dân số là chắc chắn dẫn đến một nền kinh tế sinh kế. Quan điểm này không thích hợp vì hai lý do: (1) như dự đoán, quan điểm chứng tỏ sai lầm trong nhiều trường hợp và (2) quan điểm này nói chung không phải là vốn có trong cấu trúc lý thuyết do Malthus nghĩ ra.

Mặt khác, thuyết Dân số của Malthus là trung lập đối với giả định và kết luận. Căn cứ vào đầu vào liên quan đến thực nghiệm trong Bảng 6-1, thuyết có khả năng giải thích mọi cách thay đổi dân số: tăng, giảm dân số hay đình trệ. Trái lại, Malthus suy luận sự đạt được thực sự của nền kinh tế sinh kế vì khuynh hướng sinh sản thực ra chi phối tác dụng lũy tích đang có hiệu lực. Malthus khẳng định kết quả này là không thể tránh khỏi, mặc dù trong thực tế, các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới được quản lý để tránh điều này.

Bảng 6-1

PHÂN BIỆT CỦA MALTHUS GIỮA KIỂM SOÁT XÁC THỰC VÀ KIỂM SOÁT DỰ PHÒNG
Kiếm soát xác thực (Yếu tố tăng tứ vong) Kiếm soát dự phòng (Yếu tố giám sinh sản)

Chiến tranh

Nạn đói

Bệnh dịch hạch

Kiềm chế luân lý

Ngừa thai

Phá thai

Đây có phải là học thuyết hay không, nguyên tắc dân số của Malthus không có giá trị? Không hẳn, vì cấu trúc lý thuyết của ông hoàn toàn có khả năng thu được kết luận chung về dân số và sinh kế đối với nhiều nền kinh tế khác nhau trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đòi hỏi là tạo cho thuyết hoạt động theo chiều hướng dự đoán là thông tin có thể tin cậy về biên độ của những khuynh hướng được thuyết làm nổi bật.

Malthus cũng có thể sai lầm khi bỏ qua những kiểm soát khác đoán trước kết luận ảm đạm của ông. Vì một lẽ, theo nhận thức ông không phân tách tình dục và sinh sản. Thế nhưng trong một thế giới gồm các kỹ thuật kiểm soát sinh sản hiện đại và những nghệ thuật khác trong kế hoạch hóa gia đình, thì người ta thường phân biệt ra. Nhiều gia đình hạn chế số lượng con cháu vì lý do khác lý do tài chính, nghĩa là mong muốn tự do cá nhân, hay chuyển chỗ ở hay nghề nghiệp. Người ta không thể kể đến “động cơ” đối với sự kiểm soát sinh sản - có quá nhiều con sẽ làm vóc dáng, sự nhàn hạ và sức khỏe của người mẹ giảm sút. Những kiểm soát bổ sung này có khả năng giảm sự chênh lệch giữa sự nhân lên của chủng loài và sự tăng trưởng cung cấp lương thực.

Khiếm khuyết nghiêm trọng trong thuyết Dân số của Malthus được nhiều tác giả cổ điển khác chia sẻ là khuynh hướng của ông về việc đánh giá thấp tiến bộ của công nghệ nông nghiệp. Trong Essay có ngụ ý cho rằng nông nghiệp là chủ thể làm giảm thu nhập, một chủ đề mà sau này Malthus triển khai trong thuyết tiền thuê đất của ông. Thế nhưng, như một định luật kinh tế, chỉ giảm thu nhập đối với tình trạng công nghệ không đổi. Trong các nền kinh tế tiên tiến, sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã thành công đến mức dự đoán trước điều lo ngại của Malthus.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)