Mục lục bài viết
1. Thư ký Tòa là chú ruột của người khởi kiện thì có phải từ chối tham gia tố tụng không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì những điều kiện cụ thể đối với việc thay đổi Thư ký tòa án. Thư ký tòa án cần phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc sẽ bị thay đổi trong các tình huống sau đây:
- Khi nằm trong các trường hợp được quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định.
- Khi đã tiến hành tham gia tố tụng vụ án đó với tư cách như Kiểm sát viên, kiểm tra viên, Điều tra viên, cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký tòa án.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong Điều 49 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định chi tiết về những trường hợp cụ thể mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi. Theo Điều 49 thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Khi đồng thời là bị hại, đương sự hoặc là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo
- Khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch hoặc người dịch thuật trong vụ án đó;
- Khi có căn cứ rõ ràng khác để tin tưởng rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Do đó thì trong trường hợp thuộc vào một trong những tình huống sau đây thì thư ký tòa án sẽ phải xem xét và quyết định có từ chối tiến hành tố tụng hay thực hiện các biện pháp thay đổi:
- Khi đồng thời vừa là bị hại, đương sự hoặc người đại diện người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch hoặc người dịch thuật trong vụ án đó;
- Khi có cắn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không đảm bảo tính vô tư tỏng khi thực hiện nhiệm vụ;
- Khi đã tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc là Thư ký tòa án.
Như vậy, những trường hợp mà người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng bao gồm trường hợp đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Tại Luật Thi hành án dân sự 2008 thì có quy định về những người được xem là thân thích bao gồm: vợ, chồng, con, ông bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, chị, em của đương sự của vợ hoặc chồng của đương sự.
Do đó thì Thư ký Tòa án là chú ruột của người khởi kiện sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi là do người được xem là có mối quan hệ thân thích với người khởi kiện.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong Tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thì Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể trong quá trình tiến hành tố tụng về các vụ án hình sự. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình xét xử chi tiết về các nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định cụ thể như sau:
- Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm phổ biến nội dung phiên tòa sự có mặt của những người được triệu tập bởi Tòa án. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thư ký Tòa án phải nêu rõ lý do cho sự vắng mặt này.
- Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm phổ biến nội dung phiên tòa đảm bảo mọi bên liên quan đều hiểu rõ về các quy định và quy trình tố tụng.
- Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án bao gồm báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và thông tin về những người vắng mặt.
- Thư ký Tòa án có trách nhiệm ghi biên bản phiên tòa nhằm đảm bảo ghi chép đầy đủ chính xác và minh bạch.
- Thư ký Tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì thư ký Tòa án chịu trách nhiệm pháp lý và trước Chánh án Tòa án về mọi hành vi của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và suy trì tính chính xác, công bằng trong quy trình tố tụng.
Theo đó thì Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để nhằm đảm bảo quá trình tố tụng hình sự diễn ra một cách công bằng và hiệu quả.
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập: Thư ký Tòa án phải thực hiện kiểm tra sự có mặt có những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa; Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thư ký Tòa án có trách nhiệm ghi chép và nêu rõ lý do cho sự vắng mặt.
- Phổ biến nội quy phiên tòa: Thư ký tòa án nhận trách nhiệm phổ biến nội quy phiên tòa cho tất cả các bên liên quan đảm bảo mọi người tham gia tố tụng đều hiểu rõ về các quy định và quy trình.
- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập: Thư ký Tòa án phải báo cáo cho Hội đồng xét xử về danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa bao gồm cả danh sách những người vắng mặt.
- Ghi biên bản phiên tòa: Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm ghi chép chi tiết và đầy đủ nội dung của phiên tòa nhằm đảm bảo tài liệu này là nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về quá trình xét xử.
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án: Dưới sự phân công của Chánh án Tòa án thì Thư ký Tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và quy trình tố tụng theo Thẩm quyền của Tòa án.
3. Chủ thể có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án
Theo quy định tại KHoản 2 Điều 54 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì quá trình thay đổi Thư ký Tòa án được xác định như sau:
- Quy định về việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa được ủy thác cho Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án để quyết định. Trong trường hợp mở phiên tòa thì quyền thay đổi Thư ký Tòa án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
QUyết định về việc thay đổi Thư ký Tòa án tại Phiên tòa sẽ được Hội đồng xét xử chịu trách nhiệm đưa ra. Trong tình huống cần thiết thì phải thay đổi Thư ký Tòa án trong quá trình diễn ra phiên tòa Hội đồng xét xử sẽ có quyền ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để thực hiện thay đổi đó.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án biến đổi tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể trong quá trình tố tụng.
- Trước khi mở phiên tòa: Quyền quyết định về việc thay đổi Thư ký Tòa án thuộc thẩm quyền của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án mà họ được phân công giải quyết vụ án. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của vai trò lãnh đạo trong quyết định về Thư ký Tòa án trước khi bắt đầu phiên tòa.
- Tại phiên tòa: Trong khi phiên toàn diễn ra thì quyền thay đổi Thư ký Tòa án chuyển sang tay Hội đồng xét xử và họ có trách nhiệm ra quyết định về việc thay đổi thư ký. Điều này thể hiện tính chủ động và quyết đoán của Hội đồng xét xử.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Giai đoạn tố tụng là gì? Các giai đoạn tố tụng hình sự?
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thư ký Tòa án là chú ruột của người khởi kiện thì có phải từ chối tham gia tố tụng? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết nội dung bài viết.